TRANG CHỦ
GIỚI THIỆU
TIN TỨC - SỰ KIỆN
TƯ VẤN, HỎI ĐÁP
THƯ VIỆN
Cam đường canh (cam ngọt) là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều gia đình thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, đây là cây trồng khó tính, thời gian giữ quả trên cây kéo dài từ tháng 4 đến tháng 12 nên cây dễ bị suy kiệt, nhiễm nhiều đối tượng sâu bệnh hại dẫn đến giảm năng suất, chất lượng quả (quả khô múi, vỏ chai cứng, ăn nhạt…) thậm chí chết cây sau 2 vụ quả. Để giúp sản xuất cam canh bền vững, bà con cần áp dụng kỹ thuật trẻ hóa và chăm sóc cây với các kỹ thuật chặt chẽ:
1. Mục đích kỹ thuật:
Giúp cây ra được 3-4 lứa lộc/năm, phục hồi rễ, thân, cành lá, là tiền đề giúp tăng năng suất, chất lượng quả cam theo ý muốn.
Khống chế được chiều cao cây, điều chỉnh mật độ phù hợp, thông thoáng giúp cây quang tổng hợp tốt, chống chịu được sâu bệnh hại và các kỹ thuật siết nước, khoanh vỏ, phun phòng sâu bệnh hại được thuận lợi khi giữ quả cam.
2. Đối tượng áp dụng: Nên áp dụng với vườn cam đã thu hoạch liên tục nhiều năm, những vườn trồng mật độ dầy, nhiều cành vượt, cành dăm khô kiệt, thiếu ánh sáng…
3. Thời vụ thực hiện: Kỹ thuật hạ tán, trẻ hóa cây chỉ nên áp dụng vào trước và sau tiết lập Xuân 10-15 ngày (ngày 05/02 hàng năm).
4. Kỹ thuật thực hiện
Bước 1: Kiểm tra độ PH của đất, xới xáo phá váng, bón phân, tưới nước, dinh dưỡng phục hồi cây sau thu hoạch, trước khi hạ tán 10 ngày. Với việc bổ sung nước và dinh dưỡng kịp thời sau thu hoạch, giúp cây hấp thụ được dịnh dưỡng, nước, đánh thức các mầm ngủ sinh trưởng của cây sau thời gian cây tập trung nuôi quả. Khi thu hoạch xong, cần sử dụng phân chuồng hoai, lân, các loại đạm hữu cơ đã ngâm như đạm cá, đỗ tương, bón tưới cho cây. Nên bổ sung thêm các chế phẩm như Humic, các phân bón hữu cơ vi sinh có trên thị trường để bổ sung cho cây.
Bước 2: Khi thấy lá cây cam mở ra, nách lá có hiện tượng sưng lên thì tiến hành hạ tán. Dùng cưa, kéo có chất lượng tốt, tiến hành cắt hết các cành vượt, cành tăm, cành khô, cành sâu bệnh trong tán. Chiều cao cây sau khi hạ tán đạt từ 1,5-3m tùy thuộc vào cây ghép trên gốc bưởi nhỏ ( cây chỉ) hay cây ghép trên thân cây bưởi to. Nên để lại từ 3-5 cành cam phần dưới tán ( cành thở) tùy theo cây to hay nhỏ, các cành trên giúp cây hút nước và dinh dưỡng nuôi bộ rễ, chánh sốc cây khi hạ tán. Thu gom cành, lá cây sau hạ tán tập trung lại và tiêu hủy ( đốt) để giảm nguồn nấm bệnh;
Bước 3: Sau hạ tán 7-15 ngày, cây nẩy lộc mạnh tiến hành ngay các việc.
Một là: Sử dụng các thuốc thuốc trừ sâu có các hoạt chất kép như Acetamiprid - Imidaclorid - Buprofezin -Abamectin- Bifenthrin-Thiamethoxam khi kết hợp đặc trị các loại rầy xanh, rầy nâu, bọ trĩ, bọ xít hút, rệp sáp, nhện đỏ và côn trùng khác sẽ tấn công gây hại lộc cam
Hai là: Tỉa các chồi bưởi ( nếu là cam ghép trên gốc bưởi to), các chồi cam ra quá nhiều ( 5-7 chồi / trên cùng vị trí), nên tỉa sớm khi chồi cao 2-3 cm để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.
Thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu, bệnh hại trong vườn để có giải pháp phòng trừ kịp thời.
Chăm sóc đợt lộc thu ( tháng 8), đây là lứa lộc quan trọng giúp cây chuẩn bị bắt quả cuối năm. Để có đợt lộc thu ra đều theo ý muốn, khi lộc hè đã ổn định, lá già, khoảng 15/8 tiến hành dùng kéo cắt hết các đầu lộc hè, tỉa bỏ các cành lá nhễm sâu, bệnh, các cành giữa tán, cành thở, giúp cây thông thoáng và kích thích lộc tháng 8 ra đồng loạt. Sau đó tiến hành bón phân, phun phòng sâu bệnh cho cây theo khuyến cáo.