HƯỚNG DẪN THU GOM, SỬ DỤNG, XỬ LÝ PHỤ PHẨM CÂY TRỒNG
Lượt xem: 72  | Ngày đăng: 23/09/2024

1. Thu gom phụ phẩm cây trồng

1.1. Hướng dẫn thu gom phụ phẩm cây trồng ở quy mô thôn, nhóm nông hộ

- Nội dung: Đối với quy mô này, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và lợi thế của từng địa phương sẽ xây dựng thành các nhóm sở thích để triển khai thu gom theo mục đích của từng nhóm như: Nhóm trồng nấm, nhóm ủ phân compost, nhóm sản xuất than sinh học, nhóm thu gom phế phụ phẩm theo hướng kinh doanh thương mại, … Để quản lý công tác giữ gìn vệ sinh môi trường tại các nhóm này, mỗi thôn hoặc xóm thành lập các nhóm hộ gia đình để thu gom phụ phẩm cây trồng. Mỗi nhóm có 01 nhóm trưởng để kiểm tra, đôn đốc việc thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy trình.

- Tiềm năng ứng dụng: Có thể áp dụng trên toàn bộ các khu vực trồng lúa, ngô, lạc, đậu tương....

Các hộ gia đình có thể hỗ trợ nhau trong việc thu gom và vận chuyển phụ phẩm cây trồng. Dần tạo được thói quen làm việc theo hướng liên doanh, liên kết tiến tới sản xuất hàng hoá an toàn, có giá trị kinh tế cao.

Mô hình thu gom phụ phẩm cây trồng quy mô thôn, nhóm hô gia đình

Ruộng sản xuất

(Cây trồng nông nghiệp: Lúa, ngô, sắn, đậu đỗ…

-Sản phẩm sử dụng

- Phế phụ phẩm

 


      

-------> Thu gom ---------> Chế biến, xử lý.

 

 

1.2. Hướng dẫn thu gom phụ phẩm cây trồng ở qui mô hợp tác xã

- Phụ phẩm trồng trọt sau khi được các tổ thu gom về trạm trung chuyển sau đó đưa về nơi chế biến, xử lý của hợp tác xã dịch vụ môi trường hoặc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.

- Đối với sản phẩm chế biến sau khi xử lý thành phân bón hữu cơ sẽ được giao lại cho nông dân dựa trên phương thức quy đổi lượng phụ phẩm của hộ gia đình đã đóng góp theo một tỷ lệ nhất định để đảm bảo cả hợp tác xã và nông dân cùng có lợi.

- Tiềm năng ứng dụng: Có thể áp dụng cho các vùng sản xuất lớn, sản xuất tập trung và các vùng đồng bằng trong cả nước.

2. Sử dụng, xử lý phụ phẩm cây trồng

Phụ phẩm cây trồng có thể sử dụng, xử lý để trở thành các sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp có giá trị về kinh tế, môi trường làm nguyên liệu đầu vào phục vụ cho ngành trồng trọt hoặc cho các ngành kinh tế khác. Tùy theo mùa vụ, tính sẵn có của phụ phẩm và nhu cầu của sản xuất tại chỗ, có thể sử dụng trực tiếp phụ phẩm cây trồng hoặc xử lý làm tăng hiệu quả sử dụng.

3. Sử dụng trực tiếp phụ phẩm cây trồng

- Làm thức ăn chăn nuôi (rơm, lá ngô, thân ngô, ngọn lá mía…)

- Sử dụng làm đường băng chống xói mòn rửa trôi (thân sắn,…)

 - Sử dụng để lót gốc, che phủ cây (rơm rạ, lá các loại cây….

- Ép xanh theo rãnh hoặc phủ luống

- Sử dụng để làm nguyên liệu nấm

4. Xử lý phụ phẩm cây trồng

Việc xử lý phụ phẩm có thể thực hiện theo các quy trình phổ biến với 1 số loại cây trồng:

- Đối với sản phẩm phụ từ cây lúa: sản xuất than sinh học từ vỏ trấu, sản xuất phân hữu cơ từ chế phẩm sinh học và rơm rạ, sản xuất bột giấy từ rơm rạ, ván ép chịu nhiệt từ rơm rạ, xử lý rơm bằng ure làm thức ăn cho trâu bò…

- Đối với sản phẩm phụ từ cây ngô: ủ chua thân ngô làm thức ăn dự trữ cho trâu, bò, sản xuất than sinh học từ lõi ngô…

 - Đối với sản phẩm phụ từ cây sắn: Sử dụng ngọn lá sắn sau thu thoạch ủ chua làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc nhai lại, ủ chua bã sắn để làm thức ăn gia súc, chế biến phân hữu cơ từ bã sẵn, sử dung thân sắn làm đường băng chống xói mòn…

- Đối với sản phẩm phụ từ cây mía: xử lý mùn mía và tái chế phế thải mùn mía sau ủ thành phân hữu cơ.

- Đối với sản phẩm phụ từ cây rau các loại: Sản xuất phân hữu cơ từ rác rau…

Bài: Mạnh Hùng
TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên