Kỹ thuật phòng chống rét cho mạ xuân
Lượt xem: 371  | Ngày đăng: 26/01/2024

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, vụ Chiêm Xuân 2023- 2024, toàn tỉnh gieo trồng 65.800 ha, trong đó, cây lúa 46.200 ha, năng suất dự kiến 60,5 tạ/ha; sản lượng 279.340 tấn. Cụ thể, trà lúa Chiêm dầm và Xuân sớm chiếm 3% diện tích gieo mạ từ 15/12/2023 đến 01/01/2024, cấy xong trước tháng 2/2024; trà lúa xuân muộn chiếm 97% diện tích, tập trung gieo mạ từ 25/01/2024 đến 10/02/2024 cấy tập trung trong tháng 02/2024 và kết thúc trước 10/3/2024; đối với lúa gieo thẳng thời gian gieo từ 15/2 đến hến tháng 2/2024. Trong những ngày vừa qua, thời tiết rét đậm, rét hại xuất hiện trên diện rộng, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của mạ. Bà con nông dân cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết để gieo mạ, cấy xuân đạt hiệu quả cao.

- Về ngâm ủ mạ: Với lúa lai ngâm 20 - 24h, lúa thuần 48 - 72h tùy giống cứ khi hạt thóc sưng mép hoặc hạt gạo trong thì để ráo và đem ủ ấm dưới hố trong vườn hoặc thùng xốp khoảng 20 - 24h thì hạt nứt nanh. Sau đó tốt nhất là ngày ngâm nước, đêm ủ ấm, liên tiếp như vậy khoảng 2 - 3 ngày đến khi mộng bằng 1/3 - 1/2 hạt thóc là gieo. Trong quá trình ngâm nước cứ 6-8 tiếng với các giống lúa lai và 10 - 12 tiếng với các giống lúa thuần phải rửa chua, thay nước một lần.

  Lưu ý: Nếu hạt thóc đã đạt tiêu chuẩn đem gieo nhưng gặp thời tiết rét đậm <150C thì cần có biện pháp tác động nhằm kìm hãm sự phát triển của rễ, mầm bằng cách dùng tro bếp nguội trộn đều với mống mạ theo tỷ lệ (3 tro 10 kg mống) rồi đổ trên nong, nia trải đều dày khoảng 15 - 20cm rồi phủ bao tải ẩm lên trên có thể giữ mống kéo dài được 2 - 3 ngày.

Khi gieo mạ cần dùng nilong trắng giăng xung quanh luống mạ để chống rét

- Về gieo cấy: Tuyệt đối không gieo thẳng hay cấy mạ ngoài ruộng khi nhiệt độ dưới 150C. Khi gieo mạ cần triển khai các biện pháp chống rét cho mạ, như: Dùng nilông trắng giăng xung quanh luống mạ; không bón phân đạm vào những ngày trời rét; bón bổ sung phân chuồng hoai mục lên mặt luống hoặc lượng nhỏ kali, phân lân, rắc thêm tro bếp để giúp cây mạ cứng cáp, chống rét tốt hơn; ruộng mạ luôn được duy trì mực nước 2cm để giữ ấm; trong thời gian che phủ ni lông cho mạ, nếu nhiệt độ ngoài trời tăng dần trên 15 độ C và có nắng vào buổi trưa, cần phải mở hai đầu ni lông vào ban ngày để thoát hơi nước, giúp cây mạ quang hợp tốt và tiếp tục phủ kín ni lông vào ban đêm khi nhiệt độ xuống thấp;

 - Với các diện tích gieo thẳng: Cần tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật để giảm thiểu lượng mạ chết rét sau gieo hoặc cây lúa bị bệnh thối rễ thời kỳ còn non. Không nên bón đạm urê riêng rẽ khi mạ có 1,5-2 lá thật như nông dân thường làm (bón đón tay trước khi dặm tỉa), vì mạ chưa "ăn" đến dinh dưỡng, thậm chí còn làm chết mạ nếu rét ập về. Ngoài ra, lúa gieo thẳng còn hay bị hiện tượng trắng lá giai đoạn sau gieo khoảng 15-20 ngày (trước dặm tỉa). Để khắc phục hiện tượng này, bà con cần bón lót một lượng phân vi lượng cùng với NPK; đồng thời bổ sung thêm phân bón lá vi lượng, kali trắng thời kỳ đầu và giữa vụ lúa.

Bài, ảnh: Tuyết Mai
Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên