Quy trình thu gom và sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phụ phẩm sau trồng nấm
Lượt xem: 45  | Ngày đăng: 08/11/2024

 - Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh vật từ nguồn bã thải trồng nấm, phế thải chăn nuôi hoặc các loại phế phụ phẩm nông nghiệp khác và tổ hợp các chủng vi khuẩn cố định ni tơ tự do (Azotobacter), vi khuẩn phân giải hợp chất photpho khó tan (Bacillus) và vi khuẩn đối kháng nấm và vi khuẩn gây bệnh vùng rễ cây trồng cạn (Bacillus)

- Nội dung quy trình

 * Bước 1. Xử lý sơ bộ Phế thải trồng nấm được thu gom và xử lý trước khi ủ để điều chỉnh độ ẩm, pH, kích thước nguyên liệu cho phù hợp với quá trình ủ compost:

- Điều chỉnh độ ẩm: được điều chỉnh bằng cách phơi khô tự nhiên hoặc trộn với chất độn như than bùn, hoặc mùn cưa hoặc trấu hoặc phế phụ phẩm nông nghiệp theo tỷ lệ phù hợp sao cho độ ẩm của hỗn hợp nguyên liệu đạt 50%.

 - Điều chỉnh pH: dùng vôi bột hoặc vôi nước (tuỳ vào độ ẩm ban đầu của hỗn hợp nguyên liệu) để điều chỉnh pH của nguyên liệu trước khi đưa vào ủ có pH hơi kiềm (thường bổ sung khoảng 1-2% vôi bột).

+ Làm giảm kích thước: Kích thước của phế thải chăn nuôi và một số chất độn thường không đồng đều nên trước khi ủ cần làm nhỏ đều bằng cào, cuốc hoặc bừa….

* Bước 2.

Chuẩn bị phụ gia Tuỳ thuộc vào tỷ lệ C/N của nguyên liệu để bổ sung các yếu tố dinh dưỡng cho phù hợp. Bổ sung thêm rỉ đường với tỷ lệ 0,5%; chế phẩm VSV xửlý hữu cơ được bổ sung vào đống ủ với tỷ lệ 0,02 – 0,05%. Ngoài ra có thể bổ sung thêm urê 0,3%; phân lân 0,5%.

* Bước 3.

Phối trộn Pha trộn rỉ đường, chế phẩm vào nước, khuấy đều cho tan hết sau đó dùng thiết bị tưới đều lên nguyên liệu ủ và các chất dinh dưỡng bổ xung sao cho dinh dưỡng và vi sinh vật bổ xung phân bố đều trong khối ủ. Độ ẩm của khối ủ phải đạt 50-55%.

* Bước 4.

Ủ hoạt hóa Đào hố sâu ít nhất là 0,5m, rộng tùy từng diện tích của hộ gia đình, nèn chặt nền hố.

- Xếp một lớp phế phụ phẩm sau trồng nấm xuống hố, sau đó tưới dịch nước vôi 5% lên, đảm bảo độ ẩm của đống ủ là 40%. Sau đó lại xếp 1 lớp phế phụ phẩm sau trồng nấm xuống hố, rồi lại tưới dịch nước vôi 5%, cứ làm như vậy đến khi hết phần phế phụ phẩm sau trồng nấm.

 - Dùng bạt phủ, phủ đống ủ vừa ủ, tránh mưa đổ trực tiếp vào đống ủ.

 - Sau 5 ngày dùng cào, cào bớt phế phụ phẩm trong đống ủ lên, để khoảng ¼ đồng ủ, tưới dịch chế phẩm vi sinh lên, cào phế phụ phẩm xuống, lại cho dịch chế phẩm đều khắp mặt, cứ làm như thế đến khi hết phần phế phụ phẩm vừa cào lên khỏi hố. Khi pha dịch chế phẩm và tưới dịch chế phẩm, đảm bảo độ ẩm trong đống ủ là 50%. Sau 15 ngày sau khi ủ, kiểm tra độ khô của đống ủ, nếu đống ủ khô thì phải bổ sung nước vào đống ủ.

* Bước 5.

Đảo trộn Sau 4-10 ngày ủ, theo dõi nhiệt độ lên cao thì tiến hành đảo trộn. Đảo trộn khối ủ từ trên xuống, từ dưới lên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong để khối ủ đồng đều, cung cấp thêm oxi, giải phóng bớt nhiệt để vi sinh vật tiếp tục hoạt động, phân huỷ. Tiếp tục đánh đống ủ trong khoảng 8-10 ngày sau đó đảo trộn lần 2, đảo tơi, san mỏng, để thoáng khối ủ trong 1-2 ngày.

* Bước 6

          Ủ chín Tiếp tục đánh đống ủ, ủ chín đê ổn định thành phần, chất lượng phân ủ. Sau ngày thứ 30, phân compost sản xuất từ phế phụ phẩm sau trồng nấm nhẹ, tơi xốp, không mùi, màu đen xám. Sản phẩm tạo ra là phân hữu cơ. Để tạo ra sản phẩm đồng đều, cần sử dụng các thiết bị thích hợp như nghiền, sàng cần xử lý sản phẩm. Phân hữu cơ được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh vật.

Bài: Mạnh Hùng
Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên