Chủ động các biện pháp khôi phục sản xuất sau bão số 3 (Yagi)
Lượt xem: 112  | Ngày đăng: 09/09/2024

Theo báo cáo nhanh của Phòng Nông nghiệp và PTNT (Kinh tế) các huyện,thị xã, thành phố, ước tính sơ bộ đến ngày 8/9/2024 diện tích lúa, hoa mầu, cây ăn quả bị  thiệt hại do bão số 3 gây ra là trên 12,6 nghìn ha. Trong đó, lúa gần 11,4 nghìn ha; rau mầu 442,7 ha; cây ăn quả 830ha.

Để chủ động các biện pháp khôi phục sản xuất kịp thời, hiệu quả nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thị  xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã, phường, thị trấn tập trung thực hiện một số nội dung:

Đối với cây lúa

Huy động mọi nguồn lực để tiêu úng, khơi thông các dòng chảy, sử dụng các máy bơm để thoát nước nhanh; phân loại diện tích lúa bị ngập úng  để có biện pháp khắc phục kịp thời; có điều kiện tiêu nước đệm trên hệ thống “tháo cạn lòng sông, giữ nông mặt ruộng” đề phòng mưa lớn còn tiếp diễn trong thời gian tới.

Với diện tích lúa đang trong giai đoạn chắc xanh - chín, bị đổ: Thực hiện biện pháp  tháo kiệt nước mặt ruộng và tiến hành buộc túm khoảng 3-4 khóm lại với nhau để tạo thế đứng vững cho cây lúa kết hạt và chín hiệu quả.

Tiến hành buộc túm khoảng 3-4 khóm lại với nhau để tạo thế đứng vững cho cây lúa kết hạt và chín hiệu quả

Với diện tích lúa ở giai đoạn cuối đẻ nhánh - đứng cái - làm đòng: Cần tiêu nước, phơi ruộng, ngừng bón phân đạm, tăng cường bón phân kali bổ sung vi lượng qua phân bón lá để hạn chế sâu bệnh, tăng khả năng chống đổ cho lúa.

Với diện tích lúa ở giai đoạn đẻ nhánh, thoát nước kịp, có khả năng hồi phục: Điều chỉnh mực nước tiêu thoát đảm bảo cây lúa không bị rạp trên mặt nước; té nước rửa lá để không bị rong rêu, bùn đất bám trên bề mặt lá, để tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa quang hợp.

Tỉa dặm những chỗ lúa chết, mất khoảng bằng cách tỉa san từ các khóm lúa đẻ nhiều dảnh trên ruộng hoặc mạ cùng giống còn giâm trên ruộng chân cao không bị ngập úng.

Khi lá lúa khô và cứng dần, nhô cao mặt nước trên 10cm, xuất hiện lá mới cần phun  các chế phẩm sinh học như siêu lân, Pennac P…giúp cây phục hồi nhanh, liều lượng như trong bao bì hướng dẫn;

Rút nước cạn chỉ để láng mặt ruộng và nhổ lúa quan sát thấy đã ra rễ non khẩn  trương bón thúc ngay lượng phân thúc lần 1, ưu tiên sử dụng phân NPK chuyên dụng có hàm lượng đạm và kali cân đối. Không sử dụng đạm đơn và không bón phân lai rai nhằm hạn chế sâu bệnh hại và đổ ngã cuối vụ.

Với diện tích lúa thiệt hại không có khả năng phục hồi: Chỉ đạo nông dân có kế hoạch chuyển đổi sang gieo trồng cây rau mầu, cây hàng năm khác có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện canh tác của các địa phương.

Bám sát đồng  ruộng, theo dõi chặt chẽ tình hình phát sinh gây hại của các đối tượng dịch hại như bệnh lùn sọc đen, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh bạc lá, sâu cuốn lá, sâu đục thân, tập đoàn rầy…để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

Đối với cây màu

Chỉ đạo khơi thông dòng chảy, tiêu  thoát nước kịp thời không để nước ngập lâu trong ruộng gây thối cây, thối rễ.

Khẩn trương thu hoạch rau mầu  ở những ruộng gần đến thời kỳ thu hoạch hoặc tận thu ở những ruộng bị hại nặng; những diện tích có khả năng phục hồi cần vệ sinh đồng ruộng, phun các loại thuốc phòng trừ nấm hại để phòng trừ nấm lở cổ rễ ; kết hợp chế phẩm KH, Pennac P, siêu lân… bón phân khi thời tiết thuận lợi giúp cây nhanh phục hồi.

Đối với những diện tích bị ảnh hưởng nặng, không có khả năng cho thu hoạch cần vệ sinh đồng ruộng, chủ động chuẩn bị đất để gieo trồng lại những loại rau ngắn ngày, rau ưa nước để  cung cấp rau kịp thời cho thị trường lúc giáp vụ, tăng thu nhập cho nông dân.

Đối với cây ăn quả

Đối với  vườn cây bị ngập  úng cần khẩn trương đào rãnh, khơi thông dòng chẩy, bơm hút nước ra khỏi líp, hố và vườn cây.

Đối với những vườn cây đã rút nước cần tập trung xới nhẹ, phá váng lớp đất mặt (vùng tán cây) giúp đất thông thoáng, khắc phục tổn thương và tái sinh rễ mới.

Đối với vườn cây đang  đậu quả non hoặc quả đamg trong giai  đoạn phát triển: Phun bổ sung phân bón lá có chứa Fe, Bo, Ca, Cu, B, Zn… tránh hiện tượng nứt, rụng quả

Theo dõi thường xuyên vườn cây, đặc biệt là cây bị long gốc để kịp thời phát hiện bệnh rễ do nấm gây ra và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Cây bị long gốc cần dậm chặt, vun gốc, sau đócó thể tưới thuốc trừ nấm hoặc các chế phẩm sinh học đối kháng nấm  hại bằng thuốc có trong danh  mục thuốc  được phép sử dụng, nòng độ và cách sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Khi  bộ rễ cây đã phục hồi, mới tiến hành bón phân hữu cơ  kết hợp với phân khoáng, phun phân bón lá (hạn chế sử dụng phân bón hóa học) để tăng cường khả năng phục hồi của cây.

Sau mưa bão, các bộ phận của cây bị tổn thương là điều kiện để sâu bệnh hại xâm nhập, cần thường xuyên theo d i di n biến sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời; đặc biệt lưu tâm phòng trừ các đối tượng dịch hại do nấm, vi khuẩn gây nên.

Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo rà soát  diện tích lúa, hoa mầu và cây ăn quả bị thiệt hại do ngập úng, đồng thời thiết lập hồ sơ  hỗ trợ theo quy định tại  Nghị định số 2/2017/NĐ-CP ngày  9/01/2017 của Chính phủ  Khẩn trương rà soát mức độ thiệt hại đến sản xuất trồng trọt theo các mức độ thiệt hại dưới 30%, từ 30% -70%, trên 70% gửi Văn phòng Thường trực - Ban  chỉ huy  PCTT  và TKCN để tổng hợp và đề xuất giải pháp khắc phục kịp thời.

Trong thời gian tới, tình hình thời tiết còn có thể diễn biến phức tạp, Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các đơn vị phân công cán bộ kỹ thuật bám sát tình hình sản xuất ở  địa phương để có biện pháp chủ động ứng phó kịp thời với những ảnh hưởng xấu của thời tiết gây ra.

Bài, ảnh: Hương Giang
Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên