Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Lượt xem: 124  | Ngày đăng: 20/05/2024

Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng; tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, người dân, người làm nghề rừng và người dân sống gần rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu... Đó là những mục tiêu chung trong Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Theo đó, Kế hoạch đề ra các mục tiêu phấn đấu cụ thể như: Phát triển bền vững nguồn cung nguyên liệu gỗ thông qua việc tổ chức thâm canh, mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn để đảm bảo chủ động cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ. Phấn đấu sản lượng gỗ nguyên liệu khai thác đến 2025 bình quân mỗi năm khai thác trên 1,0 triệu m3/năm, giai đoạn 2026-2030 bình quân khai thác trên 1,2 triệu m3/năm; 100% gỗ và sản phẩm gỗ có sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Tăng cường các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các loại cây dược liệu, các sản phẩm chế biến từ nguồn nguyên liệu là các loại cây dược liệu. Từng bước hình thành được vùng trồng các loài cây dược liệu như: Ba Kích, Nấm Lim, Sa Nhân, Khôi Nhung..., là sản phẩm hàng hóa tại huyện Sơn Động; đến năm 2030, diện tích trồng cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu đạt khoảng 400 ha.

Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư kết hợp hiệu quả, bền vững trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của từng khu vực trong tỉnh gắn với phát huy có hiệu quả tri thức bản địa nhằm nâng cao giá trị gia tăng từ rừng, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ; đến năm 2030 giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác được gia tăng từ 20% trở lên ngoài giá trị gỗ rừng trồng; phát triển dịch vụ môi trường rừng trên cơ sở các quy định của Nhà nước và điều kiện thực tế của tỉnh; tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng tăng bình quân 5%/năm…mở rộng các loại hình du lịch, quan tâm phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn gắn với các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử và tri thức bản địa của cộng đồng địa phương.... Phấn đấu đến 2030 khách du lịch đạt 3 triệu lượt người, trong đó khách lưu trú đạt 2 triệu lượt người. Doanh thu đạt trên 450 tỷ đồng, mức tăng trưởng bình quân đạt 25%/năm. Tổng số lao động trực tiếp đạt trên 5.000 người.

Nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng; duy trì ổn định diện tích rừng đặc dụng với diện tích 13.510 ha ; triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động của Chính phủ về bảo tồn các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm tại Việt Nam tại địa phương.

Thu hút lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp là người dân tộc thiểu số sống ở khu vực có rừng đến năm 2030 chiếm trên 50%; Nâng cao đời sống của người dân làm nghề rừng, phấn đấu đến năm 2025, mức thu nhập bình quân của người dân tộc làm lâm nghiệp tăng trên 2 lần so với năm 2020, đến năm 2030 mức thu nhập bình quân của người dân tộc làm lâm nghiệp bằng 50% mức bình quân chung của cả tỉnh.

Đến năm 2030, 100% diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững; giai đoạn 2021 - 2025 có 10% và giai đoạn 2026 - 2030 có 20% diện tích rừng tự nhiên được nâng cấp chất lượng; nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học và năng lực phòng hộ của rừng, giảm thiểu tối đa các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, đảm bảo an ninh môi trường.

Để đạt được các mục tiêu trên, Kế hoạch đưa ra các nhiệm vụ như: Phát triển nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp và nâng cao giá trị cho ngành chế biến gỗ; phát triển lâm sản ngoài gỗ, dược liệu; phát triển các hình thức nông, lâm, ngư kết hợp; phát triển dịch vụ môi trường rừng; phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và tăng cường thông tin, truyền thông nâng và cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng.

Đồng thời, đưa ra 6 giải pháp thực hiện: như giải pháp về cơ chế, chính sách; quản lý rừng và phát triển vùng nguyên liệu; giải pháp khoa học và công nghệ; tổ chức sản xuất; đào tạo, tập huấn, tuyên truyền và nâng cao năng lực và giải pháp hợp tác quốc tế.

Được biết, nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch từ nguồn vốn huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thông qua thực hiện cơ chế lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và các Chương trình, đề án, dự án, kế hoạch khác; nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên) theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành và nguồn xã hội hóa; nguồn vốn tự có, huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đầu tư theo quy định của pháp luật.

Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND huyện, thành phố tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này; tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện việc lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch với nội dung thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và các chương trình, đề án, dự án có liên quan theo quy định. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với các xã, phường, thị trấn, các ngành và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn về vai trò của việc phát triển, quản lý sử dụng bền vững các giá trị của hệ sinh thái rừng; phổ biến, khuyến khích người dân, các thành phần kinh tế trên địa bàn tham gia thực hiện kế hoạch phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bài: Trần Vĩnh
Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên