Sản xuất rau an toàn về hàm lượng Nitrat
Lượt xem: 231  | Ngày đăng: 03/01/2022

Trong việc sản xuất rau nông nghiệp an toàn nói chung theo qui định của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) được qui định hàm lượng các chất sau không được vượt quá ngưỡng là:

1. Hàm lượng kim loại nặng

2. Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật

3. Hàm lượng Nitrat

4. Hàm lượng các vi sinh vật gây hại

Theo đó, Nitrat là một trong những chất nếu vượt quá ngưỡng qui định sẽ chuyển hóa thành Nitrit trong quá trình chế biến, hấp thu vào cơ thể con người sẽ gây nên các bệnh lý nghiêm trọng, trong đó có bệnh ung thư.

Để hạn chế hàm lượng Nitrat trong sản xuất trồng trọt nói chung và trong sản xuất rau nói riêng ở mức thấp nhất thì yêu cầu người nông dân phải có những hiểu biết về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân cho cây trồng vừa nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là hàm lượng Nitrat ở dưới ngưỡng qui định của Tổ chức WHO.

1. Chọn đất

Chọn vùng đất đảm bảo về hàm lượng kim loại nặng không vượt quá ngưỡng như: Pb, As, Cu, Zn, Cd và không bị ô nhiễm về nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, xa bệnh viện, đường giao thông để hạn chế mối nguy gây hại cho sản phẩm nông nghiệp như: Kim loại nặng, nitrat, vi sinh vật có hại.

2. Nước tưới

Phải là nguồn nước được đảm bảo không có dư lượng kim loại nặng vượt ngưỡng qui định: Hg, Cd, As, Pb và không dùng nguồn nước bị ô nhiễm nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải khu chăn nuôi, ao tù… nơi có chứa nhiều nguy cơ gây ô nhiễm về kim loại nặng, vi sinh vật và hàm lượng Nitrat cao.

3. Phân bón

Chỉ dùng phân hữu cơ đã được ủ hoai mục nhằm hạn chế nguồn bệnh, nguồn vi sinh vật có hại, giảm hàm lượng Nitrat giúp cây trồng dễ hấp thu dinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng khỏe, tăng năng suất và hạn chế sâu bệnh. Không được dùng phân tươi hoặc nước rải người, lợn tưới cho rau.

Ưu tiên sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh hoặc các chế phẩm sinh học khác để thay thế Đạm, Lân, Kali vô cơ.

Nếu cần  phải dùng các loại phân bón vô cơ thì tập trung bón vào giai đoạn đầu của cây trồng như bón lót, bón thúc giai đoạn phát triển thân lá, hạn chế bón các loại phân vô cơ về cuối vụ nhất là các loại đạm đơn, phân bón qua lá có hàm lượng đạm cao hoặc chất kích thích sinh trưởng và đảm bảo thời gian cách ly trước thu hoạch với rau ăn lá 7-10 ngày và rau ăn củ, quả 10-15 ngày. Làm được như vậy vừa tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng khỏe và hạn chế các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại vừa giảm được hàm lượng Nitrat trong sản phẩm nông sản ở thấp nhất.

Bài: Ths.Đỗ Thị Luyến

Phó chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên