TT Khuyến nông: Tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp hiệu quả và bền vững
Lượt xem: 196  | Ngày đăng: 25/09/2023

Nhằm trang bị cho cán bộ khuyến nông và nông dân sản xuất tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang được tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm mô hình sản xuất trồng rừng gỗ lớn, mô hình trồng cây dược liệu, mô hình sản xuất hoa quả gắn với du lịch sinh thái, mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm,… Từ đó, mạnh dạn tham mưu, đề xuất, áp dụng vào quá trình sản xuất cũng như góp phần tuyên truyền và nâng cao giá trị kinh tế trong nông nghiệp tại địa phương. Mới đây, Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang tổ chức chuyến tham quan học tập tại tỉnh Yên Bái và Lào Cai, ông  Đào Xuân Vinh – Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn.

Tại tỉnh Yên Bái đoàn công tác đã có buổi làm việc với Trung tâm Khuyến nông tỉnh. Được biết, Yên Bái là một tỉnh miền núi Tây Bắc có diện tích rừng tự nhiên lớn 689.267 ha, với những lợi thế này tỉnh Yên Bái tập trung phát triển lâm nghiệp nhằm đảm bảo cân đối hài hòa giữa tăng trường kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển rừng bền vững.

Đến thăm mô hình “trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống bạch đàn lai mô được công nhận” tại xã Đại Đồng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái với quy mô 33 ha có 22 hộ tham gia, thời gian thực hiện mô hình từ năm 2020 – 2022, bằng giống bạch đàn Cự vĩ DH32-29, và giống GLGU9. Theo ông Trần Quý Thuận, hộ tham gia mô hình chia sẻ, “gia đình ông có 1,5 ha bạch đàn lai đang ở năm thứ 3 toàn bộ diện tích mô hình đã chăm sóc luỗng phát thực bì, phát dọn dây leo, cây bụi và cỏ dại, xới đất, vun gốc xung quanh hố kết hợp bón thúc. Hiện tại, rừng bạch đàn sinh trưởng phát triển tốt, chiều cao trung bình (Hvn) 14,2m; đường kính trung bình D1.3 10,2 cm, cây không bị sâu bệnh, đã bắt đầu khép tán, sinh trưởng và phát triển nhanh hơn so với những diện tích người dân trong vùng trồng bạch đàn mô giống cũ từ 30 - 50 cm. Theo kinh nghiệm của ông Thuận, với tốc độ phát triển như hiện tại thì trong những năm tới diện tích bạch đàn này sẽ cho năng suất cao. Ông Thuận cũng cho biết, gia đình ông trồng rừng 30 năm, trồng bạch đàn hay keo không khó nhưng phải đảm bảo chất lượng khi cây được 6-7 năm cho khai thác, tuy nhiên, gỗ non giá bán thấp 70-80 triệu/ha nên nên gia đình ông thực hiện tỉa thưa và để 17 năm đạt vành trên 150cm, mỗi cây bình quân đạt 1,2m3 như vậy, mỗi ha có thể đạt từ 320 – 350 triệu đồng.

Tiếp đó, đoàn đến tham quan mô hình trồng cây dược liệu Khôi nhung của anh Lại Thanh Bằng xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Anh Bằng chia sẻ tác dụng và hiệu quả kinh tế của cây Khôi nhung, đây là loài cây bụi, cao hơn 2m, mọc thẳng đứng, mùa hoa từ tháng 5 - 7, mùa quả tháng 7 - 9. Cây Khôi nhung có thành phần hóa học là tanin và glucosid; được coi là cây dược liệu quý hiếm dùng để chữa bệnh dạ dày và đau bụng. Ngoài ra, lá Khôi còn dùng với lá Vối, lá Hòe nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở hoặc giã với nước Vối trộn với dầu vừng đắp nhọt cho trẻ. Đồng bào Dao còn dùng rễ cây Khôi thái nhỏ, phơi khô ngâm rượu uống cho bổ huyết hoặc dùng sắc uống chữa kiết lị, ra máu, đau yết hầu và đau cơ ngực, chữa bệnh thận và phong thấp.

Cây Khôi nhung dễ chăm sóc, phát triển nhanh, ra nhiều lá, sau trồng 7 - 8 tháng đã cho thu hoạch. Trung bình mỗi năm cây khôi nhung cho thu hoạch từ 3 - 5 lứa, mỗi lượt thu hoạch cho 0,5 - 1 kg lá tươi/cây và lượng thu tăng theo các năm. Với giá bán dao động từ 30.000-35.000 đồng/kg đối với lá Khôi tươi, 200.000 - 250.000 đồng/kg lá khô, đến khi cây trưởng thành, trung bình mỗi năm gia đình anh Bằng có thể thu được từ 30-40 triệu đồng/ha/năm từ cây Khôi nhung. 

Tại tỉnh Lào Cai, đoàn tham quan mô hình sản xuất rau hoa quả gắn với du lịch tại thị xã Sapa. Được biết, thị xã Sapa đã thực hiện cơ cấu sản xuấ theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy tiềm năng lợi thế từng vùng. Năm 2022, triển khai trồng 1.640 ha rau sản lượng đạt 31.800 tấn. Giá rau ổn định, dao động từ 10.000 – 20.000 đồng/kg. Trong đó, diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 400 ha. Với lợi thế về thiên nhiên, văn hóa thị xã Sapa thúc đẩy chương trình du lịch đến Sapa, tính đến tháng 8 năm 2023 ước đạt 2.419.456/3.500.000 lượt khách/năm (đạt trên 69% kế hoạch) chính vì vậy các cấp ban ngành của thị xã Sapa quan tâm đẩy mạnh du lịch kết hợp trải nghiệm du lịch sinh thái nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm nông nghiệp của địa phương.

Đến thăm hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Mai Anh – phường Hàm rồng thị xã Sapa với diện tích 2ha sản lượng các loại rau, quả: cà chua, bông cải, su hào, súp lơ, bí đỏ,.. hàng năm đạt khoảng 2.000 tấn. Các sản phẩm của HTX đều được có đầu ra ổn định xuất cho các siêu thị Go, Coopmark, Vinmark,… Theo ông Bùi Trọng Trung- Giám đốc HTX, việc sản xuất kết hợp du lịch trải nghiệm nông nghiệp sinh thái các đoàn khách đều rất thích thú khi đến tham quan “check in” tại trang trại, các sản phẩm nông sản của HTX đều được các du khách rất ưa chuộng và mua làm quà biếu cho người thân trong gia đình.

Cán bộ kỹ thuật của HTX đang giới thiệu về sản phẩm cà chua với đoàn tham quan

Tại tỉnh Lào Cai đoàn tham quan đến thăm mô hình liên kết sản xuất Quế hồi gắn với tiêu thụ sản phẩm của chị Đặng Thị Thắm, thôn Nam Hải, xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Hiện tại, cơ sở đang sản xuất gia công sơ chế vỏ Quế phơi khô xuất cho các công ty chế biến để xuất khẩu sang các thị trường Ấn độ, Singapor,… Được biết một ngày cơ sở sản xuất thu mua 3-4 tấn vỏ Quế tươi để sơ chế giải quyết việc làm cho 20-25 người dân địa phương. Ngoài ra chị Thắm cũng cho biết, cây Quế là cây trồng phù hợp với đồng đất của huyện Bảo Thắng có hiệu quả hơn 3-5 lần so với trồng bạch đàn, đầu ra đang ổn định thương lái thu mua ổn định nên bà con có nhu cầu trồng nhiều. Ngoài sơ chế giai đoạn bào vỏ và phơi khô để xuất cho các công ty chế biến trên địa bàn thì gia đình chị Thắm còn làm cây giống để bán, với diện tích 2ha với 200 vạn cây con xuất cho các tỉnh trong nước với giá bán 1.000 đồng/cây cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

thăm vườn giống Quế của gia đình chị Đặng Thị Thắm - Bảo Thắng - Lào Cai

Tại các điểm đến tham quan, các thành viên của đoàn tham quan đều có những câu hỏi trao đổi tập trung làm rõ: Mô hình tổ chức, các hình thức liên kết đầu ra sản phẩm có thuận lợi và khó khăn đối với một số cây lâm nghiệp, cây dược liệu của các địa phương; phương thức làm du lịch hay cách thức kết nối là quảng bá thương hiệu của địa phương. Qua tham quan, trao đổi các thành viên đoàn đã học tập được nhiều kinh nghiệm của các địa phương đến thăm và có những giải pháp triển khai về địa phương mình.

Sau chuyến tham quan học tập kinh nghiệm tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái, ông Đào Xuân Vinh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Trưởng đoàn cũng mong muốn chuyến tham quan học tập kinh nghiệm về các mô hình nông lâm nghiệp. Thông qua các mô hình sẽ giúp các thành viên trong đoàn có thêm những kinh nghiệm chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm công tác khuyến nông, về kiến thức chuyên môn, kiến thức tổ chức sản xuất, kết nối tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đó căn cứ vào từng nhiệm vụ, vị trí, đơn vị của mỗi thành viên đoàn sẽ có những tham mưu đề xuất phù hợp với từng địa phương sao cho có hiệu quả nhất. Đặc biệt, chuyến đi không chỉ giúp các thành viên trong đoàn thắt chặt mối liên kết giữa các hệ thông Khuyến nông từ cấp xã, huyện, tỉnh. Chuyến đi tham quan còn giúp quảng bá hình ảnh, văn hóa con người của tỉnh Bắc Giang tới 2 tỉnh bạn Lào Cai, Yên Bái; kết nối sợi dây Khuyến nông giữa các tỉnh với nhau.

Bài, ảnh: Minh Nga
Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên