Vai trò của Khuyến nông trong việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp ở Bắc Giang
Lượt xem: 431  | Ngày đăng: 15/02/2023
Những năm qua, Khuyến nông Bắc Giang đã không ngừng được củng cố và phát triển, trở thành cầu nối trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, liên kết tiêu thụ sản phẩm, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, góp phần quan trọng để phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong mọi thời điểm cán bộ Khuyến nông luôn là người “bạn” đồng hành cùng nông dân trên con đường làm giàu chính đáng.

        Cũng như các ngành khác, đứng trước những khó khăn, thách thức thì việc tìm ra những hướng đi mới, phù hợp, đáp ứng yêu cầu tình hình chung, trong đó việc xác định thực hiện chuyển đổi số là xu thế tất yếu mà ngành nông nghiệp cần phải làm ngay, và có lộ trình cụ thể.

         Tuy mới ở giai đoạn đầu triển khai thực hiện song chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Bắc Giang đã gặt hái được những kết quả bước đầu quan trọng, từng bước thay đổi phương thức sản xuất, giải phóng sức lao động, giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Chuyển mình cùng sự phát triển của ngành, Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang đã và đang phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất. Mỗi cán bộ Khuyến nông đã chủ động nắm bắt công nghệ, đổi mới cách làm phù hợp với tình hình để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cho bước chuyển mình của ngành nông nghiệp.

Sử dụng máy bay không người lái trong công tác phòng trừ sâu bệnh cho lúa

 

Sử dụng máy bay không người lái trong công tác phòng trừ sâu bệnh cho
vải thiều tại huyện Lục Ngạn

 Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông đã xây dựng nhiều mô hình có ứng dụng chuyển đổi số trong các khâu sản xuất tiêu biểu như: mô hình ứng dụng thiết bị bay không người lái để phòng trừ sâu, bệnh hại trong sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP (xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn); ứng dụng thiết bị bay không người lái để phòng trừ sâu, bệnh hại trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP ( xã Dương Đức , huyện Lạng Giang, xã Tự Lạn, huyện Việt Yên). Mô hình ứng dụng thiết bị bay không người lái để phòng trừ sâu, bệnh hại trong sản xuất vải thiều, lúa theo tiêu chuẩn VietGAP phù hợp với điều kiện sản xuất, tập quán canh tác tại địa phương. Mô hình mang lại nhiều lợi íchgóp phần nâng cao nhận thức của các hộ dân về sản xuất lúa theo quy trình VietGap, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất; giải quyết được vấn đề thiếu hụt lao động trong nông nghiệp; tiết kiệm chi phí về thuốc, tiết kiệm lượng nước phun, giảm tiền công phun thuốc BVTV; tăng năng suất cây trồng;  đặc biệt bảo vệ môi trường, sức khỏe người sản xuất, tạo sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường và phù hợp với định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Về lĩnh vực thủy sản, trong những năm vừa qua đã có nhiều kết quả nổi bật trong việc ứng dụng công nghệ số vào trong nuôi trồng thủy sản điển hình như Mô hình Ứng dụng công nghệ Biofloc vào nuôi cá rô phi thâm canh(xã Minh Đức, xã Nghĩa Trung huyện Việt Yên); Mô hình Ứng dụng công nghệ số vào nuôi cá rô phi thâm canh( xã Dương Đức huyện Lạng Giang)

Mô hình ứng dụng công nghệ Biofloc nuôi cá rô phi thâm canh

Nuôi cá rô phi ở tỉnh Bắc Giang người dân nuôi chủ yếu theo phương pháp truyền thống, tự phát, nhỏ lẻ,chưa tuân thủ theo quy trình kỹ thuật, chưa ứng dụng các công nghệ mới tiên tiến vào nuôi nên còn nhiều hạn chế như: năng suất nuôi trồng thấp, chi phí sản xuất cao nên sức cạnh tranh yếu. Để khắc phục các hạn chế trên, một số giải pháp của ngành như chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về nuôi thâm canh; đẩy mạnh tuyên truyền các mô hình chăn nuôi thâm canh có hiệu quả, mở rộng diện tích nuôi thâm canh... Công nghệ số hiện đã tham gia vào hầu hết các hoạt động của cuộc sống; Việc ứng dụng công nghệ số vào nuôi cá rô phi thâm canh đã thay đổi phương thức quản lý sản xuất, sử dụng máy móc thay thế con người, tăng năng suất nuôi, tăng hiệu quả kinh tế.

Mô hình ứng công nghệ số trong nuôi cá rô phi thâm canh

Kết quả thành công của mô hình ứng dụng công nghệ số giúp người nuôi giảm công lao động, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm thiểu hiện tượng bệnh cá; hạn chế việc sử dụng thuốc kháng sinh, hoá chất trong nuôi thuỷ sản; tạo sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm... nâng cao đời sống của nhân dân, người dân được sử dụng sản phẩm có chất lượng hơn, góp phần cải thiện sức khỏe đồng thời nâng cao trình độ nhận thức về nuôi cá rô phi theo công nghệ mới và đặc biệt từng bước hình thành nghề nuôi thủy sản bền vững.

        Nắm bắt xu thế chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông đã có những tiếp cận phù hợp như: ứng dụng chữ ký số trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị; chuyển đổi phát hành cuốn Tập san Khuyến nông từ hình thức báo giấy sang báo điện tử trên nền tảng tích hợp và nâng cấp Trang Website:khuyennongbacgiang.vn của Trung tâm để phản ánh nhanh, kịp thời, đầy đủ, hiệu quả về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phổ biến quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao; mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp và hoạt động Khuyến nông đến đông đảo bà con nông dân, lãnh đạo các cấp, ngành để kịp thời tiếp cận ứng dụng vào thực tiễn chỉ đạo và sản xuất tại địa phương.

Trong công tác đào tạo, tập huấn và hội thảo tổ chức và thực hiện 08 lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đối tượng chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp, đối tượng nhận chuyển giao cho 240 cán bộ và nông dân trong tỉnh. Qua các lớp tập huấn cán bộ và nông dân đã tiếp thu được những nôi dung về phương pháp, kỹ năng trong công tác hoạt động khuyến nông, các tiến bộ khoa học trong các lĩnh vực trồng trọt, thủy sản theo VietGAP,....nhằm tăng năng xuất chất lượng của sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong giai đoạn hiện nay phục vụ công tác chỉ đạo, phổ biến cho nông dân trong sản xuất góp phần phát triển kinh tế tại địa phương, thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới.

Tập huấn Ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển sản phẩm, quảng bá và thương
mại sản phẩm OCOP

Đặc biệt trong năm 2022 đã tập huấn được 06 lớp cho 180 học viên và tổ chức thành công 02 cuộc hội thảo cấp tỉnh cho trên 300 lượt người tham dự  về Ứng dụng chuyển đổi số đưa các sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, qua các lớp tập huấn, hội thảo các đại biểu là cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp, các hội đoàn thể, HTX, cá nhân có sản phẩm biết được cách đưa sản phẩm, giao dịch, quảng bá và bán hàng trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn.

Hội thảo Ứng dụng chuyển đổi số đưa các sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT
Postmart.vn

          Không chỉ những mô hình kể trên, Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang đã triển khai hiệu quả nhiều dự án, mô hình hỗ trợ sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm, áp dụng công nghệ hiện đại trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Điển hình như: Mô hình liên kết sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ; Mô hình chăn nuôi Gà Ri lai an toàn sinh học; Phát triển chăn nuôi gà mía lai, chọi lai an toàn sinh học ; Phát triển chăn nuôi ong nội theo hướng VietGAHP nâng cao chuỗi giá trị, thích ứng với biến đổi khí hậu… Qua đó, không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập, tạo việc làm ổn định cho người dân mà quan trọng hơn còn từng bước làm thay đổi nhận thức và nâng cao trình độ của người dân địa phương trong công tác tổ chức sản xuất mới. Đây cũng là tiền đề quan trọng để đơn vị tiếp tục xây dựng kế hoạch với những giải pháp đồng bộ nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyển đổi số trong hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của tỉnh phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới. Dự kiến trong năm 2023, Trung tâm sẽ tập trung xây dựng từ 2-3 mô hình áp dụng kinh tế số; liên kết sản xuất trên địa bàn tỉnh.  

          Với những kết quả đạt được, thời gian tới đội ngũ cán bộ Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang sẽ tiếp tục đồng hành cùng người dân thực hiện chuyển đổi số trên các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, OCOP, nông sản an toàn giúp nông dân đưa giá trị sản phẩm nông nghiệp của Bắc Giang đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đó cũng chính là cơ hội để mỗi cán bộ làm công tác Khuyến nông có thêm sự trải nghiệm mới mẻ, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong phát triển chiến lược chuyển đổi số của tỉnh Bắc Giang nói chung và ngành nông nghiệp Bắc Giang nói riêng trong thời kỳ công nghệ 4.0 như hiện nay.

Bài, ảnh: Mạnh Hùng - TP. Thông tin - Tổng hợp
Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên