Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi dê tại xã Phong Vân huyện Lục Ngạn.
Lượt xem: 362  | Ngày đăng: 03/01/2022

Với tổng diện tích 3 nghìn ha, trong đó diện tích đồi núi chiếm khoảng 70%, xã Phong Vân có điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình chăn nuôi dê. Ông Trần Văn Trường, Phó chủ tịch UBND xã cho biết nghề chăn nuôi dê ở đây có truyền thống từ lâu nhưng trước đây chủ yếu là giống dê nội và nuôi theo phương thức cũ, tức là chăn thả tự nhiên. Vì vậy, dịch bệnh xảy ra nhiều (đặc biệt là bệnh đậu dê), dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao
Thực hiện dự án xoá đói giảm nghèo của Nhà nước, năm 2004, xã Phong Vân được cấp phát vài chục con giống dê lai Bách Thảo. Các hộ đăng kí chăn nuôi được hỗ trợ 60 % về giống và được tham gia các lớp tập huấn về kĩ thuật nuôi dê và cách phòng trừ dịch bệnh do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bắc Giang tổ chức. Nhờ vậy, số hộ tham gia nuôi dê đã tăng lên khoảng 20 % so với những năm trước, đến nay toàn xã lên tới 40 – 50 hộ / 100 hộ với tổng đàn dê là 1.249 con. Từ đó, đời sống của người dân trên địa bàn xã Phong Vân cũng được cải thiện hơn rất nhiều là nhờ vào chăn nuôi dê, đặc biệt là mấy năm gần đây.
Một trong những hộ nuôi dê hiệu quả đó là gia đình anh Lí Văn Trạc làng Cầu Nhạc, xã Phong Vân. Trò chuyện với anh, chúng đôi được biết, trước đây, gia đình anh thuộc gia đình chính sách hộ nghèo nhưng nhờ chăn nuôi dê từ năm 2004, đến nay gia đình anh đã gần thoát khỏi hộ nghèo, nuôi được hai con ăn học đàng hoàng. Anh cũng cho biết thêm: So với nuôi lợn, nuôi gà thì nuôi dê dễ hơn nhiều, không phải đầu tư nhiều về thức ăn, về thời gian chăm sóc nhưng hiệu quả kinh tế cao. Chỉ tính riêng thu nhập từ chăn nuôi dê, mỗi năm gia đình tôi thu được gần 10 triệu đồng. Gia đình tôi vừa thu được 4 triệu đồng từ 4 con. Sắp tới, chúng tôi chuẩn bị bán 2 con nữa. Hiện tại, tổng đàn dê của gia đình là 11 con. Gia đình chúng tôi dự định sẽ hướng tới thâm canh dê trong những năm tới.
Mặc dù mang lại hiệu quả như vậy nhưng việc nuôi dê ở đây vẫn còn gặp một vài khó khăn như dê giống đắt, thiếu thức ăn cho dê vì diện tích đất của trường bắn Quốc Gia đang dần bị thu hồi và dịch bệnh.
Trước những khó khăn ấy, chính quyền địa phương xã Phong Vân đã phối hợp với cán bộ Khuyến nông xã tổ chức mở nhiều lớp tập huấn nhằm cung cấp cho người dân chăn nuôi dê những kiến thức về phòng bệnh cho dê hữu hiệu nhất. Khuyến cáo người dân phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, kiểm tra dê ngay từ khâu chọn giống. Vì vậy, việc nuôi dê trong toàn xã hiện nay đã đem lại thu nhập cao cho người nông dân. Từ đó, xây dựng mô hình chăn nuôi dê thành mô hình chính trong phát triển kinh tế của nhiều hộ gia đình có diện tích đất tự nhiên rộng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Trường, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Định hướng phát triển đàn dê của xã trong những năm tới là tăng số lượng dê lên khoảng 1500 con, số hộ nuôi dê tiến tới 100 gia đình và hướng tới thâm canh dê. Để đỡ thiệt hại cho người dân thì xã không đưa thêm nhiều giống dê mới mà vẫn phát triển nuôi giống dê lai Bách Thảo vì chúng phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương.

Hoàng Phúc

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên