Tân Yên: Hiệu quả kép từ trồng cây Sâm nam núi Dành
Lượt xem: 366  | Ngày đăng: 07/11/2023

Sâm Nam núi Dành được coi như báu vật của vùng đất Tân Yên, tỉnh Bắc Giang với những công dụng rất tốt cho sức khỏe con người và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng Sâm. Nếu như trước kia trồng Sâm sau 5-7 năm mới được thu hoạch củ thì giờ đây hàng năm cứ đến vụ hoa Sâm nở là bà con nơi đây lại nô nức thu hoạch hoa Sâm để chế biến thành các sản phẩm nụ hoa Sâm sấy khô, một thức uống giải nhiệt tốt cho sức khỏe. Sản phẩm nụ hoa sâm Nam núi Dành hiện đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao của Bắc Giang năm 2022 và đang được thị trường ưa chuộng.

Đến thăm trang trại Sâm Nam núi Dành của gia đình chị Nguyễn Thị Thanh thôn Lãn Tranh 1, Liên Chung, Tân Yên với 2,5ha cây Sâm. Được biết, 3 cây gốc Sâm cổ đây là giống Sâm Nam núi Dành lá nhỏ, hoa nhỏ được bố chồng chị Thanh đưa từ trên Núi Dành về trồng từ năm 1978. Với mục đích ban đầu của gia đình chỉ trồng để lấy củ ngâm rượu, làm quà biếu, thi thoảng lấy củ đun nước uống chữa bệnh cảm sốt thông thường, lá có thể sử dụng sao lên để uống thay nước hàng ngày. Qua quá trình vừa làm vừa tìm hiểu nghiên cứu, đến nay vườn Sâm 2,5ha của gia đình chị Thanh đã có trên 40.000 gốc Sâm Nam núi Dành lá nhỏ đã bắt đầu cho thu hoạch. Với giá bán 2 triệu đồng/kg củ sâm tươi, 5 triệu đồng/kg củ sâm khô, 50.000 đồng/kg hoa sâm tươi, 100.000 đồng/kg hoa sâm khô gia đình chị Thanh có thể thu về 5 tỷ đồng/năm.

Chị thanh cho biết: Mỗi một sào Bắc bộ trồng 700 gốc sâm, với khoảng 15 triệu đồng/sào chi phí cho giống cây, phân bón và hệ thống tưới tự động. Đây là mức chi phí đầu tư tương đối cao đối với nhiều hộ nông dân, thời gian thu hoạch củ Sâm sau 5-7 năm quá dài. Từ đó cũng mang tâm lý e ngại cho nhiều hộ dân không dám đầu tư. Tuy nhiên gần 10 năm trở lại đây, người dân Tân Yên đã biết tận dụng hoa Sâm mang đi chế biến, với mỗi 1 sào Sâm Nam núi Dành từ năm thứ 2 trở đi có thể cho thu hoạch 2-3 tạ hoa tươi/sào. Những năm tiếp theo có thể cho thu hoạch từ 4-5 tạ hoa tươi/sào, với giá bán hoa tươi 50.000 – 60.000 đồng/kg thì cây Sâm Nam núi Dành có thu nhập cao hơn 5-7 lần so với cây trồng khác mà lại không lo rủi ro dịch bệnh, được mùa rớt giá.

Là một trong nhiều hộ sản xuất Sâm tiêu biểu tại huyện Tân Yên, gia đình anh Nguyễn Quý Phương thôn Lãn Tranh 1, Liên Chung có 2ha trồng Sâm, anh Phương cho biết, hiện tại anh cùng 11 hộ tại xã Liên Chung tập hợp lại thành lập Hợp tác xã Sản xuất và tiêu thụ Sâm Nam núi Dành Liên Chung tạo thành chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ không chỉ sản phẩm Sâm của gia đình, thành viên HTX mà còn bao tiêu sản phẩm cho các hộ xung quanh. Ngoài ra, việc tham gia vào HTX giúp anh Phương và thành viên trong HTX định hình được thương hiệu từ đó dễ dàng tiếp cận hơn với các Doanh nghiệp cũng như việc tìm kiếm khách hàng thuận lợi hơn.

anh Nguyễn Quý Phương chăm sóc vườn Sâm của gia đình

Hiện tại, toàn huyện Tân Yên có khoảng trên 70 ha trồng Sâm Nam núi Dành, chủ yếu tại các xã, Liên Chung, Việt Lập, An Dương, Quang Tiến. Hiệu quả kinh tế ước đạt 5 tỷ đồng/ha/chu kỳ khai thác từ trên 5 năm. Hiện nay, các sản phẩm được chế biến từ Sâm Nam núi Dành rất đa dạng, như: Trà hoa Sâm túi lọc, trà hoa Sâm khô, rượu Sâm, mật ong của Sâm tươi, củ Sâm Nam núi Dành sấy khô,…

Theo bà Đào Thu Phương – Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên cho biết, cây Sâm Nam núi Dành đang là đối tượng cây trồng đặc trưng của huyện, hiện nay việc tận dụng được hiệu quả kép khi chờ thu hoạch củ Sâm thì hàng năm bà con có thể thu hoạch hoa Sâm - đây cũng là nguồn thu nhập cao cho bà con Tân Yên. Cùng với đó, huyện Tân Yên cũng có các chính sách về quy hoạch vùng trồng phát triển cây Sâm thành vùng nguyên liệu tập chung để chế biến sâu, tránh trường hợp bà con nông dân tự phát mở rộng diện tích dẫn đến trường hợp cung vượt cầu và sản phẩm kém chất lượng ảnh hưởng đến thương hiệu Sâm Nam núi Dành của huyện Tân Yên. Ngoài ra huyện còn phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT biên soạn bộ quy trình chung về chăm sóc Sâm Nam núi Dành theo hướng hữu cơ một cách chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả ổn định và bền vững.

Bài, ảnh: Minh Nga
TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên