Yên Thế: Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa đến cuối vụ
Lượt xem: 144  | Ngày đăng: 13/09/2023

Theo Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Yên Thế, hiện nay lúa mùa trà sớm giai đoạn xuôi quả- đỏ đuôi, trà lúa mùa trung giai đoạn đòng trỗ, trà lúa mùa chính vụ giai đoạn làm đòng. Thời gian qua, diễn biến thời tiết thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại trên lúa, đặc biệt sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 gây hại, sâu cuốn lá nhỏ lứa 7 nở rộ từ ngày 15/9 trở đi, mật độ sâu trung bình từ 7-10 con/m2, cao 20-30 con/m2, cục bộ ruộng > 50 con/m2 gây hại bộ lá đòng, lá quang năng trên các diện tích cấy cuối vụ trà trung và trà chính vụ, tập trung ở xã Đồng Vương, Đồng Tiến, Tam Tiến, Canh Nậu, Xuân Lương, Đông Sơn, Tân Sỏi…; tập đoàn rầy tiếp tục tích lũy, mật độ trung bình 300-500 con/m2, cục bộ ổ > 1.500 con/m2; sâu đục thân gây hại rải rác trên diện tích lúa thấp tho.

Để tập trung phòng trừ có hiệu quả các đối tượng sâu bệnh hại lúa mùa, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Yên Thế đề nghị UBND các xã, thị trấn chỉ đạo cán bộ chuyên môn phối hợp với các đoàn thể thôn tập trung tuyên truyền hướng dẫn nhân dân phòng trừ có hiệu quả nhằm giảm thiểu các thiệt hại. Kiểm tra phun trừ sâu cuốn lá nhỏ trên những diện tích lúa có mật độ sâu non > 20 con/m2 để bảo vệ bộ lá đòng từ ngày 15/9-22/9 bằng các thuốc như Director 70EC, Solo 350SC, Voliam Tagoa 063SC… Đối với những diện tích có mật độ cao, sâu nở kéo dài, phun thuốc xong nếu gặp mưa cần tiến hành phun nhắc lại để tăng hiệu quả phòng trừ.

Kiểm tra phun phòng trừ rầy ở những diện tích có mật độ cao 30-40 con/khóm; với diện tích lúa chưa trỗ thoát sử dụng thuốc Oshin 20WP, Actara 25WG, Chess 50WG… Nếu lúa trỗ thoát- xuôi quả sử dụng thuốc Bassa 50EC, Vibasa. Những diện tích có triệu trứng nhiễm bệnh vàng lụi, lùn xoắn lá, lùn sọc đen… hướng dẫn nông dân chăm sóc, bón phân cân đối đạm, lân, kali kết hợp sử dụng một số loại phân bón giàu kali, vi lượng để giúp cây lúa phục hồi và tăng khả năng kháng bệnh.

Đồng thời, kiểm tra phun trừ sâu đục thân trên diện tích có mật độ ổ trứng 0,2- 0,3 ổ/m2 bằng thuốc Prevathon 5SC, Voliam targo 063SC…Bệnh khô vằn, đạo ôn cổ bông, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn…

Khuyến cáo nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng nồng độ- liều lượng, đúng thời điểm, đúng cách). Trên những chân ruộng khô, gặp hạn nếu mật độ rầy cao khi phun thuốc trừ rầy cần đảm bảo đủ lượng nước phun thuốc ướt đều cây.

Tin: Trần Vĩnh
Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên