Sở Nông nghiệp và PTNT: Chủ động phòng chống nắng nóng trên đàn vật nuôi
Lượt xem: 74  | Ngày đăng: 17/05/2024

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, nắng nóng năm 2024 đến sớm, số đợt nắng nóng có thể xuất hiện nhiều hơn trung bình nhiều năm, mức độ nắng nóng cũng gay gắt hơn. Đây là điều kiện bất lợi làm giảm sức đề kháng của vật nuôi và có thể bị chết do cảm nắng, cảm nóng, gây thiệt hại về kinh tế cho sản xuất chăn nuôi.

Để chủ động phòng, chống nắng, nóng bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi, tạo điều kiện cho chăn nuôi của tỉnh phát triển hoàn thành kế hoạch năm 2024, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng phương án phòng, chống nắng nóng cho đàn vật nuôi, cử các đoàn công tác xuống cơ sở chỉ đạo trực tiếp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi. 

Chủ động xây dựng phương án phòng, chống nắng nóng cho đàn vật nuôi, tích hợp trong phương án phòng chống thiên tai của địa phương đáp ứng yêu cầu thực tiễn tại địa bàn quản lý; chủ động bố trí ngân sách địa phương, quỹ phòng, chống thiên tai và các nguồn lực tại chỗ để kịp thời phục vụ công tác phòng, chống nắng nóng cho đàn vật nuôi; thống kê đầy đủ thiệt hại về vật nuôi do ảnh hưởng của nắng nóng kịp thời hỗ trợ cho người sản xuất theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.

Đồng thời đưa ra các giải pháp thực hiện phòng chống nắng nóng cho vật nuôi như: Hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng chống nắng nóng chuồng nuôi đảm bảo cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, thích hợp với từng đối tượng vật nuôi, phủ rơm, rạ, trồng cây dây leo lên mái chuồng để chống nóng trực tiếp. Trong chăn nuôi lợn và trâu bò, thu gom, chuyển phân, chất thải ra khỏi chuồng hàng ngày và đưa vào nơi ủ riêng.

Đối với các trang trại chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn chủ động nguồn cung cấp điện, nước để đảm bảo phục vụ sản xuất; trồng cây xung quanh khu vực chuồng nuôi tạo bóng mát.

Tăng cường thức ăn giàu đạm, giảm tinh bột, chất béo trong khẩu phần. Những đợt nắng nóng kéo dài chú ý chia khẩu phần cho ăn nhiều bữa, cho ăn vào lúc sáng sớm, chiều mát và buổi tối, hạn chế cho ăn vào buổi trưa. Những ngày nắng nóng, tăng cường khẩu phần thức ăn xanh. Cung cấp đủ nước sạch, mát có bổ sung chất điện giải và bổ sung các loại vitamin đặc biệt là VitaminC cho gia súc, gia cầm uống để tăng sức đề kháng và giải nhiệt.

Mật độ chăn nuôi: với gia cầm nuôi nhốt mật độ vừa phải như gà úm 50- 60con/m2, gà 0,5-1,0kg nhốt 20-30con/m2, gà 2-3kg nhốt 7-10con/m2. Nếu nóng quá có thể thả ra vườn, gốc cây quanh chuồng. Đối với gà đẻ tránh nuôi quá béo bằng cách giảm bớt năng lượng trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh, cho ăn cám chất lượng tốt; mật độ nuôi nhốt đối với nái 3-4m2/con, lợn thịt là 2m2/con;

Với gia súc chăn thả những ngày trời nắng nóng, buổi sáng đi chăn thả sớm và về sớm, buổi chiều chăn thả muộn, về muộn; đặc biệt chú ý chăm sóc gia súc non. Những ngày nắng nóng, thời điểm nhiệt độ thường cao nhất là từ 12 giờ -16 giờ trong ngày, không chăn thả và cho trâu, bò nghỉ làm việc, nhốt tại chuồng hoặc tại các khu vực có bóng mát, cây xanh. Tăng cường vệ sinh, tẩy uế chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi, định kỳ phun thuốc sát trùng, tiêu độc để chống ve, mòng, ruồi, muỗi, bọ mạt... là những tác nhân truyền và gây bệnh trong mùa hè.

Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình trạng của đàn vật nuôi, phát hiện gia súc, gia cầm ốm, bị bệnh để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời; đặc biệt là với các bệnh đường tiêu hoá, hô hấp và các bệnh truyền nhiễm. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin để phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Sở chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền, cử cán bộ phối hợp với các huyện, thành phố kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi tại cơ sở.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y: các Đoàn Kiểm tra công tác phòng, chống đói, rét, nắng, nóng và dịch bệnh động vật năm 2024 kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, dịch bệnh cho đàn vật nuôi tại các huyện, thị xã, thành phố. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, sản phẩm động vật và an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định

Tin: Trần Vĩnh
Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên