Sở Nông nghiệp và PTNT: Chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, vải thiều vụ Chiêm Xuân 2023-2024
Lượt xem: 68  | Ngày đăng: 15/05/2024

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, hiện nay trà lúa Xuân sớm đang ở giai đoạn trổ bông; trà  Xuân muộn đang ở thời kỳ đứng cái- làm đòng, thời gian trỗ sẽ tập trung từ  nay đến ngày 25/5. Đối với trà vải sớm đang trong giai đoạn đỏ cuống, dự kiến sẽ cho thu hoạch từ ngày 20/5, trà vải chính vụ giai đoạn phát triển cùi, dự kiến sẽ cho thu hoạch từ ngày 10/6 trở đi.

Thời tiết từ đầu tháng 5 đến nay liên tục có mưa rào, ẩm độ cao, thòi tiết âm u, xen kẽ nắng nóng, đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại trên diện rộng, đặc biệt là tập đoàn rầy, sâu cuốn lá nhỏ và bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa; sâu đục quả, bệnh thán thư gây hại trên vải. Theo dự báo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thì  sâu cuốn lá nhỏ (sâu non) hại lúa tiếp tục nở rộ và gây hại trên các trà lúa Chiêm Xuân với mật độ cao hơn so với cùng kỳ, tập trung ở các huyện như: Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang và Hiệp Hòa; tập đoàn rầy gây hại với mật độ cao; bệnh đạo ôn cổ bông gây hại cục bộ trên trà lúa trỗ đầu tháng 5; bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn phát sinh và gây hại cục bộ  trên  giống  lúa  có  bản  lá  rộng,  lúa  chất  lượng,  giống  lúa  nhiễm,  bệnh  có  chiều hướng gia tăng sau  các  đợt  mưa  rào;  trên  cây  vải sâu  đục  quả,  trưởng  thành  đã và đang  rộ,  mật  độ  cao  tập trung chủ  yếu trên  các vườn vải không  cho  qu ả, vườn vải chăm sóc kém, vườn vải kèm lộc,  bệnh thán thư gây hại cục bộ  trên  trà vải sớm giai đoạn kín cùi đến đỏ cuống; nhận định từ nay đến cuối vụ, các đối tượng sâu bệnh trên sẽ tiếp tục gây hại nặng trên cây lúa và cây  vải, nếu không được phòng trừ kịp thời, sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm.

Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh hại gây ra trên cây lúa và cây vải. Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung:

Đối với các huyện, thị xã, thành phố chưa thành lập Tổ chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh thì chỉ đạo Phòng Nông nghiệp & PTNT (Kinh tế) tham mưu thành lập ngay Tổ chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng  năm 2024 và phân công nhiệm vụ cụ thể cho cơ quan, đơn vị, các thành viên trong Tổ chỉ đạo, đồng thời cử cán bộ đầu mối có chuyên môn sâu và tinh thần trách nhiệm cao thường xuyên tổng hợp báo cáo kết quả phòng trừ sâu bệnh gửi Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Sở theo quy định; đôn đốc các cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng, vườn đồi để hướng dướng dẫn nông dân chủ động phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại.

+ Đối với lúa Chiêm Xuân:  Theo dõi chặt chẽ diễn biến của sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, tập đoàn rầy và bệnh đạo cổ bông, hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả;  đối với bệnh đạo ôn cổ bông, chỉ đạo phun phòng đối với trà lúa giai đoạn thấp tho trỗ (khi lúa trỗ 5%), đặc biệt quan tâm phòng trừ trên các giống nhiễm như: Lúa nếp, lúa chất lượng (BC15, TBR225, Bắc thơm 7…), ruộng lúa đã bị nhiễm bệnh đạo ôn lá, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đặc hiệu nằm trong danh mục được phép sử dung ở Việt nam để phun phòng trừ.

+ Đối với  vải thiều: Tập trung phòng trừ kịp thời các đối tượng đã xuất hiện và gây hại như: Sâu đục quả, bệnh thán thư, bọ xít; đặc biệt từ giai đoạn đỏ cuống cần tập trung chỉ đạo hướng dẫn các nhà vườn phun phòng trừ bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật đặc hiệu, có trong danh mục thuốc  bảo vệ thực vật (BVTV) được phép sử dụng trên cây vải; đảm bảo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách), đảm bảo thời gian cách ly; ưu tiên sử dụng thuốc sinh học, thuốc có thời gian cách ly ngắn để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Bố trí nguồn kinh phí để hỗ trợ cho công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại; hỗ trợ công tác phòng trừ sâu bệnh (thuốc BVTV, máy bay không người lái…) trên cây trồng.

Sở yêu cầu Chi cục Trồng trọt và BVTV, phân công cán bộ trong Tổ chỉ đạo sâu bệnh  tăng cường phối hợp các cơ quan chuyên môn các huyện, thị xã, thành phố tập trung theo dõi diễn biến tình hình phát sinh của sâu cuốn lá nhỏ, tập  đoàn rầy, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, hại lúa và sâu đục quả hại vải, tham mưu các biện pháp phòng trừ nhằm hạn chế sự lây lan của sâu, bệnh trên diện rộng; tăng cường  công tác kiểm tra hoạt động kinh doanh, buôn bán  thuốc bảo vệ thực vật, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân được biết.

Trung tâm Khuyến nông, tiếp tục phối hợp với  Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Giang  làm tốt công tác thông  tin tuyên truyền về  tác hại của  các đối tượng sâu,  bệnh gây hại trên cây lúa và cây vải vụ Chiêm Xuân 2023-2024 trên địa bàn tỉnh.

Chủ  động  phối  hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, các cơ quan chuyên môn cấp huyện tăng cường công tác tuyên truyền về  biện pháp  chỉ đạo phòng trừ  các đối tượng sâu, bệnh gây hại trên lúa và cây vải vụ Chiêm Xuân 2023-2024 trên địa bàn; hướng dẫn nông dân vùng sản xuất thực hiện tốt việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đúng quy định.

Tin: Mạnh Hùng
Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên