Sở Nông nghiệp và PTNT: Triển khai công tác chỉ đạo phòng trừ sâu, bệnh hại lúa vụ Mùa
Lượt xem: 154  | Ngày đăng: 25/08/2023

Chiều ngày 24/8, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị triển khai công tác chỉ đạo phòng trừ sâu, bệnh hại lúa vụ Mùa năm 2023. Tham dự Hội nghị có đại diện các phòng, đơn vị chuyên môn thuộc Sở; đại diện lãnh đạo phòng Nông nghiệp, Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp các huyện, thành phố. Đồng chí Dương Thanh Tùng - Giám đốc Sở chủ trì Hội nghị.

Toàn cảnh Hội nghị

Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo trồng 49.300 ha lúa. Trong đó, hơn 17.200 ha trà mùa sớm đang ở giai đoạn đòng-trỗ, diện tích lúa đã trỗ thoát khoảng 5.000 ha, còn lại hơn 12.000 ha sẽ trỗ tập trung cuối tháng 8 và đầu tháng 9. Hơn 27.000 ha trà mùa chính vụ đang ở giai đoạn đẻ nhánh, đứng cái, sẽ trỗ tập trung từ đầu tháng 9 trở đi; trà mùa muộn có diện tích gần 5.000 ha đang trong giai đoạn đẻ nhánh.

Tại Hội nghị, ông Đặng Văn Tặng - Chi cục trưởng Chi cục BVTV cho biết từ đầu tháng 8 đến nay, thời tiết liên tục có mưa rào, nắng nóng đan xen, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng sâu bệnh phát sinh bất thường. Đặc biệt, sâu cuốn lá nhỏ (lứa 6) đã xuất hiện với mật độ rất cao (trung bình 20-30 con/m2, cao gấp 5-10 lần trong nhiều năm trở lại đây), phân bố diện rộng, diễn biến phức tạp, gây hại trên tất cả trà lúa. Sâu non bắt đầu gây hại từ ngày 15/8/2023, đến nay, toàn diện tích lúa đã phun phòng trừ lần 1 là 25.000 ha, diện tích cần tiếp tục theo dõi là 23.900 ha, trong đó diện tích nhiễm cao cần phòng trừ ngay là 14.600 ha.

Dự báo từ nay đến ngày 30/8/2023, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, rầy, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn tiếp tục phát sinh; nếu không phòng trừ kịp thời sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa mùa, đặc biệt đối với trà lúa đang trong giai đoạn đồng - trỗ.

Trước tình hình đó, ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT nhấn mạnh, bảo vệ vụ lúa mùa 2023 góp phần bảo đảm vấn đề an ninh lương thực là nhiệm vụ trọng tâm của ngành nông nghiệp từ nay đến ngày 15/9. Hiện diễn biến thời tiết vẫn hết sức phức tạp, diện tích lúa nhiễm sâu bệnh hại lớn, nguy cơ lây lan rộng nên việc cần làm ngay là tuyên truyền đậm đặc trên các phương tiện thông tin đại chúng: viết bài, đọc phát thanh, đưa thông tin lên mạng xã hội.... để giúp nông dân nắm được tình hình, diễn biến sâu bệnh hại nhằm chủ động phòng trừ.

Cơ quan chuyên môn theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy nâu, bệnh đen lép hạt, bệnh đạo ôn... để phòng trừ kịp thời. Đối với diện tích lúa chưa trỗ cần tập trung cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, cần phun phòng trừ ngay diện tích lúa mật độ từ 20 com/m2 trở lên; diện tích lúa đã phòng trừ lần 1 cần kiểm tra lại để xem xét phun nhắc lại lần 2 nếu mật độ còn cao; diện tích phun xong gặp mưa phải phun lại ngay khi có điều kiện thuận lợi. Đối với diện tích lúa giai đoạn đẻ nhánh cần tập trung theo dõi sát diễn biến sâu cuốn lá nhỏ, chỉ phun phòng trừ những nơi có mật độ cao từ 50 con/m2 trở lên, không phun thuốc tràn lan gây lãng phí thuốc, ảnh hưởng môi trường sinh thái. Thời gian phun thuốc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 tập trung cao từ nay đến 30/8/2023. Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, báo cáo tình hình phòng trừ sâu bệnh hại về Sở hàng ngày. Kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa là một trong những tiêu chí để tính điểm, xếp hạng thi đua cuối năm.

Tin, ảnh: Nguyễn Khương - Tuyết Mai
Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên