Kết quả bước đầu mô hình trồng rừng gỗ lớn
Lượt xem: 1275  | Ngày đăng: 26/12/2022

Để góp phần cải thiện và nâng cao năng suất và chất lượng gỗ rừng đạt tiêu chuẩn PEFC/VFCS phục vụ chế biến và xuất khẩu, năm 2022, được sự đầu tư của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Giang, Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật nông nghiệp huyện Lục Ngạn và UBND xã Phong Minh triển khai mô hình trồng rừng gỗ lớn thâm canh theo hướng quản lý rừng bền vững, bằng Keo lai mô AH1, AH7 và BV16, tại xã Phong Minh, bước đầu cho thấy kết quả khả quan, mở ra nhiều triển vọng mới cho nông dân về đầu tư thâm canh rừng sản xuất.

cán bộ kỹ thuật cùng các hộ tham gia mô hình kiểm tra sự sinh trưởng của cây keo

Mô hình được triển khai với quy mô 25 ha và lựa chọn 8 hộ gia đình thuộc thôn Nũn, xã Phong Minh tham gia thực hiện.

Song song với việc triển khai mô hình, Trường Đại học Lâm nghiệp Hà nội đào tạo, tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thường xuyên theo dõi, kiểm tra đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây theo từng giai đoạn.

Đến nay, sau hơn 5 tháng, tỷ lệ sống đạt  khoảng 98%, 100% số cây trồng đã bật lộc, chiều cao trung bình 1,1-1.5 m, đường kính gốc 1,5 – 1,7 cm, cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Qua theo dõi và đánh giá bước đầu, mô hình tại các hộ cho kết quả khả quan, tỷ lệ sống đạt cao, cây sinh trưởng mạnh, độ đồng đều cao, ít sâu bệnh hại…

Với ưu điểm của giống keo mới này là chống chịu được sâu bệnh hại, năng suất cao, khi đưa vào trồng rừng, cây chống chịu tốt hơn sự chống chịu tốt hơn với điều kiện thời tiết bất thuận nhất là hiện tượng gió bão; quy trình được áp dụng là quy trình trồng rừng bền vững sản xuất gỗ lớn trong cả quá trình không đốt thực bì, hạn chế cơ giới trong khâu làm đất nên sẽ giúp cải tạo môi trường sinh thái, chống xói mòn, rửa trôi. Mặt khác, ba giống keo này có thời gian kinh doanh khoảng 10 năm trở lên nên đất đai được cải tạo, đảm bảo ổn định sinh thái, ổn định nguồn nước ngầm, cải tạo được điểu kiện khí hậu… Bên cạnh đó, sản phẩm chủ lực là gỗ xẻ nên cho giá trị cao hơn gấp 2 lần trồng rừng gỗ nhỏ.

Ông Ngô Văn Viện, cán bộ khuyến nông xã Phong Minh, huyện Lục Ngạn cho biết, mô hình trồng cây keo lai dòng AH1, AH7 và BV16 triển khai trên địa bàn xã được các hộ rất phấn khởi tham gia trồng vì được hỗ trợ 100% giống và phân bón, giống keo lai dòng AH1, AH7 và BV16 được trồng trên địa bàn xã thấy rất hợp cây có tỷ lệ sống sau trồng đạt trên 97-98% cây sinh trưởng đồng đều.

Từ mô hình trồng rừng bằng các giống mới này đã giúp cho các hộ nông dân tiếp cận được quy trình kỹ thuật phù hợp, lựa chọn giống chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng để đưa vào sản xuất. Qua đó, xây dựng mô hình HTX liên kết với doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi (trồng - thu hoạch - chế biến). Người tham gia mô hình được tập huấn đồng bộ gói quy trình kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn theo tiêu chí quản lý rừng bền vững PEFC/VFCS/FSC. Đây là yếu tố quan trọng trong trồng rừng. Kết quả đem lại mới chỉ là bước đầu, tuy thời gian chưa đủ để đánh giá hiệu quả kinh tế nhưng cho thấy triển vọng cho năng suất cao; giúp người dân dần thay đổi được tư duy trong sản xuất trồng rừng, đó là nhận thức được về cơ cấu giống, cơ cấu thời vụ, kỹ thuật trồng; thay đổi dẫn cách sản xuất trồng rừng truyền thống sang trồng rừng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống cho người dân làm nghề rừng…

Bài, ảnh: Bình Yên

 
 

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên