Bệnh Lở mồm long móng, bệnh dịch tả lợn và biện pháp phòng chống
Lượt xem: 754  | Ngày đăng: 03/01/2022

I. Bệnh Lở mồm long móng

1. Gii thiệu về bệnh Lở mồm long móng (LMLM)

1.1. Khái niệm bệnh

 Bệnh Lở mồm long móng gia súc (Foot and Mouth Disease) là bệnh truyền nhiễm ở các loài động vật móng guốc chẵn, lây lan mạnh, gây ra bởi loài vi rút thuộc họ Picornaviridae, giống Aphthovirus. Vi rút có 7 típ là: A, OC, Asia 1, SAT 1, SAT 2, SAT 3 với hơn 60 phân típ.  khu vực Đông Nam Á thường thấy 3 típ là O, A và Asia 1.  Việt Nam đã phát hiện típ O, A và Asia 1.

1.2. Nguồn bệnh và đường truyền lây

Loài mắc: Động vật mắc bệnh LMLM là các loài móng guốc chẵn như trâu, bò, lợn, dê, cừu, hươu, nai,...;

Nguồn bệnh: Vi rút có trong nước bọt, dịch mụn nước, sa, tinh dịch, các chất bài xuất, bài tiết của con vật mắc bệnh.

Đường truyền lây

Lây trực tiếp: Do tiếp xúc giữa động vật mẫn cảm và động vật mắc bệnh khi nhốt chung hoặc chăn th chung trên đồng cỏ.

Lây gián tiếp: Qua thức ăn, nước uống, máng ăn, máng uống, nền chuồng, dụng cụ chăn nuôi, tay chân, quần áo người chăn nuôi bị nhiễm vi rút. Bệnh lây lan từ vùng nàysang vùng khác, lây từ nước này sang nước khác qua biên giới theo đường vận chuyn động vật, sản phẩm động vật ở dạng tươi sống có mang mầm bệnh (k cả thịt ướp đông, da, xương, sừng, móng, sa).

1.3. Triệu chứng lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh thường từ 2 đến 5 ngày, nhiều nhất là 21 ngày. Động vật mắc bệnh có triệu chứng sốt cao trên 40°C, kém ăn hoặc b ăn, chảy nhiều nước bọt, chân đau, mụn nước xuất hiện ở lợi, lưỡi, vành mũi, vành móng, kẽ móng và đầu vú. Khi mụn nước vra làm l loét mồm và d làm long móng, nhất là ở lợn.

Sau khi phát bệnh 10-15 ngày, con vật có thể khi về triệu chứng lâm sàng nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trong con vật (03 - 04 tuần đối với lợn, 02 - 03 năm đối với trâu bò, 09 tháng đối với cừu, 04 tháng đối với dê) và được bài thải ra môi trường làm phát sinh và lây lan dịch bệnh.

2. Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin

2.1. Đối tượng tiêm phòng

Các trang trại, cơ sở nuôi gia súc tập trung: Trâu, bò, lợn, dê, cừu 

 - Đàn gia súc nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình: Trâu, bò, lợn nái, lợn đực giống và một số đối tượng gia súc mẫn cảm khác do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.

2.2. Thời gian tiêm phòng

Tổ chức tiêm phòng định kỳ theo quy trình nuôi, tiêm phòng bổ sung đối với gia súc mới phát sinh, đàn gia súc đã hết thời gian còn min dịch bo hộ hoặc tiêm phòng theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, theo kế hoạch và hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;

- Liều lượng, đường tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.

3. Tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch xảy ra

- Khi có  dịch LMLM xảy ra, tổ chức tiêm phòng khn cấp cho gia súc khỏe mạnh tại các thôn, ấp, bản nơi xy ra dịch; đồng thời tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch theo hướng từ ngoài vào trong đối với gia súc mẫn cảm tại các thôn, ấp, bản chưa có dịch trong cùng xã và các xã tiếp giáp xung quanh xã có dịch.

Huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ tiêm phòng; người trực tiếp tham gia tiêm phòng phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập huấn về tiêm phòng.

- Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn, quản lý, thực hiện tiêm phòng và giám sát việc tiêm phòng.

II. Bệnh dịch tả lợn

1. Gii thiu về bnh Dch tả lợn

1.1. Khái niệm bệnh

Bệnh Dịch tả lợn (Classical Swine Fever) là bệnh truyền nhiễm của loài lợn, gây ra bởi một loại vi rút có cấu trúc ARN thuộc giống Pestis vi rút, họ Flaviridae, có quan hệ mật thiết với vi rút gây bệnh tiêu chy ở bò và vi rút gây bệnh Border ở cừu. Cho đến nay chcó một serotype của vi rút Dịch tả lợn đã được xác định.

Sức đề kháng của vi rút: Vi rút Dịch tả lợn có sức đề kháng yếu, có khả năng tồn tại lâu ở ngoài môi trường. Trong phân gia súc vi rút có thể sống sót trong vài ngày, vi rút có thể sống vài tháng đến vài năm trong thịt đông lạnh. 

1.2. Nguồn bệnh và đường truyền lây

Loài mắc: Lợn mọi lứa tuổi, đặc biệt là lợn con 2-3 tháng tui;

Nguồn bệnh: Các chất bài tiết, dịch tiết, máu, hạch lâm ba, lách lợn mắc bệnh có chứa vi rút. Lợn khi bệnh sau 2 tháng vẫn bài thi mầm bệnh ra ngoài môi trường;

Đường truyền lây

Lây trực tiếp qua tiếp xúc giữa lợn mắc bệnh và lợn khe mạnh.

Lây gián tiếp qua các chất bài tiết, qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyn hay do các động vật khác có mang mầm bệnh.

1.3. Triệu chứng lâm sàng

Thời gian nung bệnh từ 3 - 7 ngày và bệnh có thể xuất hiện ở một trong 3 thể:

Th quá cp tính (còn gọi là bệnh Dịch tả lợn trắng): Bệnh xuất hiện đột ngột, không có triệu chứng ban đầu, lợn ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao trên 41°C, chết nhanh trong vòng 24-48 giờ, t lệ chết có th lên tới 100%.

Thể cấp tính: Lợn ủ rũ, biếng ăn hoặc bỏ ăn, sốt cao kéo dài đến lúc gần chết, mắt viêm đỏ có d, chy nước mũi, miệng có loét ph bựa vàng  lợi, chân răng, hầu; lợn nôn mửa, thở khó, nhịp th rối loạn. Lúc đầu táo bón sau đó tiêu chảy, phân có mùi thối khm và có thể lẫn máu tươi. Trên da có nhiều điểm xuất huyết lấm tấm ở tai, mõm, bụng và 04 chân. Vào cuối kỳ bệnh, lợn bị bại 2 chân sau, đi loạng choạng hoặc không đi được.

Th mạn tính: Lợn tiêu chảy, gầy yếu, chết do kiệt sức; lợn khỏi bệnh có thể mang trùng vi rút.

1.4. Bệnh tích

Th cấp tính: Bại huyết; xuất huyết nặng ở các cơ quan nội tạng, hạch amidan; có nốt loét ở niêm mạc miệng, lưỡi, đường tiêu hóa; tụ huyết, xuất huyết phổi, gan, túi mật, dạ dày, đặc biệt ở đường cong lớn của dạ dày; van hồi manh tràng có những vết loét hình cúc áo, có vòng tròn đồng tâm, bờ vết loét cao ph bựa vàng; xuất huyết m vành tim, ngoại tâm mạc; lách có hiện tượng nhồi huyết ở rìa làm cho lách có hình răng cưa; 

Thể mạn tính: Thường thấy có những vết loét lõm sâu ở ruột, ph bựa vàng; phổi có thể bị viêm dính vào lng ngực.

Trường hợp bệnh ghép với các bệnh truyền nhiễm khác thì triệu chứng, bệnh tích có thể thay đổi.

2. Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin

2.1. Đối tượng tiêm phòng

-  Lợn trong các trang trại, cơ sở nuôi tập trung

-  Đàn lợn nuôi nh l trong các hộ gia đình: Lợn nái, lợn đực giống do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.

2.2. Phạm vi tiêm phòng: Khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.

2.3. Thời gian tiêm phòng

Tổ chức tiêm phòng định kỳ theo quy trình nuôi, tiêm phòng bổ sung đối với đàn lợn mới phát sinh, đàn lợn đã hết thời gian còn min dịch bảo hộ hoặc hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;

Liều lượng, đường tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.

Trong quá trình thực hiện tiêm phòng, không được làm rơi vãi vắc-xin Dịch t lợn ra ngoài môi trường. Sau khi tiêm phòng, toàn bộ dụng cụ tiêm phòng phải được tiệt trùng, vỏ chai, lọ vắc xin phải được thu hồi, tiêu hy.

3. Tiêm phòng khn cấp khi có ổ dịch xảy ra

Khi có ổ dịch xy ra, tổ chức tiêm phòng cho lợn mẫn cm với bệnh tại các thôn, ấp, bản nơi xảy ra dịch; đồng thời tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch theo hướng từ ngoài vào trong đối với lợn mẫn cảm tại các thôn, ấp, bản chưa có dịch trong cùng xã và các xã tiếp giáp xung quanh với xã có dịch.

Bài, ảnh: Nguyễn Linh

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên