Quy trình ủ chua thân ngô làm thức ăn dự trữ cho trâu, bò
Lượt xem: 58  | Ngày đăng: 12/11/2024

Đối tượng áp dụng: Chế biến cây ngô sau thu hoạch làm thức ăn chăn nuôi cho bò cao sản và bò sữa hoặc bò thịt thông thường. Có thể áp dụng đối với quy mô nông hộ hoặc quy mô hợp tác xã. Khuyến cáo trong quá trình ủ cần mang đầy đủ bảo hộ lao động và thực hiện theo đúng quy trình hướng dẫn để tránh gặp những rủi ro trong an toàn lao động, đống ủ phải kín trong suốt quá trình ủ.

Các bước tiến hành

*Bước 1. Chuẩn bị

 - Phơi héo ngô: Thường là phơi héo ngô khoảng nửa ngày nhưng không nên phơi quá khô trước khi thái nhỏ và đưa vào hố ủ. Trong lúc phơi, cứ 2 giờ cần trở đảo một lần để cây khô héo đều, tránh tình trạng lớp bên trên khô nhưng bên dưới vẫn tươi nguyên. Thường là cứ sau phơi khoảng 4-6 giờ thì cắt ngẫu nhiên 1 lá ngô (khoảng 3-4 lần là cùng), nằm chặt trong lòng bàn tay. Sau mở ra, nếu thấy các nếp trên lá để lại đường không rõ ràng và ẩm nhưng không rỉ nước hoặc lá không bị gẫy nát thì tức độ ẩm của chúng đạt trạng thái lý tưởng (65-70%) để đem ủ chua. Tỷ lệ nguyên liệu theo bảng sau:

- Cây ngô/vỏ bắp tơi đã phơi héo 100 kg

- Cám gạo 4 kg

- Bột sắn 4 kg

- Rỉ mật 5 kg (đối với cây ngô thu lúc bắp chín sáp); 10 kg (đối với ngô đã khô

- Muối ăn 0,5 kg

- Nước sạch 10 – 20 kg

* Bước 2. Tiến hành

Đập dập, băm nhỏ 3-5cm (nếu có máy thái càng tốt). Loại bỏ những lá khô già ở gốc cây (nếu có). Hòa trộn các nguyên liệu còn lại với nước theo tỷ lệ ở bảng trên. Khi hòa nước rỉ mật, cần dùng 1 ôzoa có dung tích 10 lít. Lấy 5 lít rỉ mật hòa với 5 lít nước lạnh, chú ý khuấy đều và tới đều cho mỗi lớp ngô rải vào hố. Cần định liệu cho vừa đủ lượng dung dịch rỉ mật cho toàn bộ lớp thức ăn trong hố ủ. Dọn sạch hố ủ, rải 1 lớp đá, sỏi xuống đáy hố rồi rải 1 lớp rơm khô dày 10 cm lên trên. Lần lượt nén chặt từng lớp dầy 15-20 cm cho đến khi hết nguyên liệu ủ. Sau đó, phủ kín hố ủ bằng lớp đất dầy 30-40 cm. Che phủ cẩn thận bằng nilon.

Thường xuyên kiểm tra xung quanh hố ủ, thành vách hố ủ xem có chỗ nào bị hư hại, lở vỡ không. Xâm hố để lấy thức ăn ở các vị trí cơ bản như thành vách, đáy hố, … để kiểm tra thức ăn ủ nhằm phát hiện được mức độ chất lượng thức ăn ủ để xử lý kịp thời.

          * Cách sử dụng

Khoảng 72 giờ sau khi đóng hố ủ, quá trình lên men yếm khí dừng lại. Cây ngô thức ăn hoặc các phụ phẩm từ trồng ngô sẽ chuyển thành thức ăn ủ chua. Khi đó, bắt đầu một thời kỳ ổn định, kéo dài khoảng 6-7 tuần. Như vậy, thức ăn ủ chua này có thể cho gia súc nhai lại ăn bắt đầu từ tuần thứ 8. Thức ăn này được bảo quản cho gia súc ăn dần trong 6 tháng. Mỗi lần lấy thức ăn ra xong phải che phủ cẩn thận, tránh nước thấm vào hố ủ.

* Các chú ý cơ bản

- Hố ủ phải chắc chắn, đáy hố phải bằng phẳng, hố có ít nhất 2 mặt đứng và hố được thiết kế, chọn vị trí sao cho không ứ nước, đọng nước, thấm nước.

- Xác định độ nén chặt: Vạch 1 vạch ở mặt trong của hố ủ còn trống để đánh dấu khoảng cách 15-20 cm từ đáy hố lên. Khi cho thức ăn vào hố đến vạch đã đánh dấu thì giậm nén cho tới khi lớp thức ăn tụt xuống còn 7-10 cm.

Tiếp tục lại vạch lên thành trong của hố khoảng cách 15-20 cm, tính từ lớpthức ăn vừa nén xong. Chất thức ăn đã băm nhỏ đã trộn phối nguyên liệu vào hố ủ và đánh dấu tương ứng với bề rộng của 5 ngón tay khép lại. Cứ làm như vậy cho tới khi hố ủ đầy.

Bài: Mạnh Hùng
TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên