Xử lý ao nuôi cá
Lượt xem: 219  | Ngày đăng: 03/01/2022

 

Sau khi kết thúc vụ nuôi cũ và bắt đầu vụ nuôi mới, việc xử lý ao nuôi cá là một trong những thao tác vô cùng quan trọng, giúp loại bỏ khí độc, thức ăn thừa, mầm bệnh tồn tại trong nước áo, đáy ao, tạo ra môi trường sinh trưởng, phát triển tốt nhất cho cá trong vụ nuôi mới.

1. Làm sạch đáy ao

Một vụ nuôi cá thường kéo dài trong khoảng 10-12 tháng. Với thời gian như vậy, đáy ao sẽ tích tụ rất nhiều thức ăn thừa, chất thải của cá cũng như nhiều vi khuẩn gây hại và mầm bệnh khác. Do đó, việc đầu tiên là bơm cạn nước, nạo vét bớt bùn.

- Với những ao tháo được kiệt nước thì tiến hành nạo vét đưa hết chất lắng đọng hữu cơ ở đáy ra khỏi ao, tiến hành bón vôi, cày lật (nếu có điều kiện) phơi đáy 10 - 15 ngày cho phân huỷ hết chất hữu cơ, chất độc và những sinh vật gây bệnh.

- Với ao không tháo kiệt được nước phơi đáy thì dùng phương pháp cải tạo ướt. Dùng bơm sục đáy ao và tháo tẩy rửa chất thải.

2. Bón vôi cho ao nuôi

Đây là một trong những thao tác vô cùng quan trọng bởi sử dụng vôi là cách giúp bà con tiến hành khử trùng ao hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện duy trì độ pH ở mức ổn định và giúp các chất hữu cơ được phân hủy trong điều kiện tốt nhất. Bên cạnh đó, các vi sinh vật có lợi cũng sẽ phát triển nhanh và dễ dàng hơn. Khi bón vôi để cải tạo ao nuôi cá, bà con có thể sử dụng một trong hai loại vôi cơ bản hiện nay là vôi sống (CaO) hoặc đá vôi nghiền (CaCO­3). Tuy nhiên, vôi sống vẫn là lựa chọn tốt, được ưa chuộng hơn cả nhờ khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ, giúp cân bằng pH tối ưu.

- Dùng 15 - 20kg/100m2 vôi rải đều khắp đáy và mép bờ ao. Tẩy vôi nên làm vào ngày nắng, bón tập trung nhiều vôi vào những nơi nước đọng, các mạch nước rỉ màu vàng hoặc nâu đỏ. Sau đó phơi đáy ao 5 – 7 ngày cho đến nứt chân chim.

3. Cấp nước cho ao nuôi

Sau khi thực hiện các bước xử lý ao nuôi cá như trên tiến hành cấp nước cho ao nuôi cũng như thực hiện các thao tác gây màu nước. Nước trước khi được bơm vào ao cần được lọc kỹ để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn cũng như ấu trùng gây hại. Ngoài ra, bà con có thể sử dụng quạt nước trong vài ngày đầu để ấu trùng, trứng của mầm bệnh nở ra và xử lý với formol với liều lượng 30 lít/1.000 m3. Để giảm lượng Chlorine, sau khi sử dụng, bà con hãy sử dụng quạt nước thêm từ 2-3 ngày, giúp tạo ra môi trường nước tốt nhất.

4. Bón phân gây màu

Khi nước đã chuẩn bị xong, bà con hãy tiến hành các thao tác gây màu nước cho ao nuôi cá. Đây là một bước quan trọng, giúp môi trường ao nuôi đảm bảo ổn định, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật có lợi mang đến nguồn thức ăn bổ dưỡng hoàn toàn tự nhiên cho cá. Để gây màu nước, bà con có thể sử dụng phân hữu cơ hoặc phân vô cơ đều được.

+ Phân hữu cơ gồm: phân chuồng, gà, trâu, bò, khi bón phân phải được ủ mục.

+ Phân vô cơ: NPK 0,2 kg/100m2 + urê 0,2 kg/100m2. Nên bón phân vào 9 - 10 giờ sáng. Lượng phân bón trên có thể chia ra 2-3 ngày bón

Khoảng 2-3 ngày gây màu nước, bà con có thể tiến hành thả cá.

Bài, ảnh: Kim Lan

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên