NUÔI DẾ- NGHỀ MỚI Ở LỤC NAM.
Lượt xem: 219  | Ngày đăng: 03/01/2022

Người đầu tiên mang nghề nuôi dế về Lục Nam là anh Nguyễn Trọng Sử, chuyên viên phụ trách công tác thi đua khen thưởng phòng nội vụ huyện. Trong  một lần được tiếp cận chương trình bạn của nhà nông được tổ chức tại tỉnh Vĩnh Phúc, nhận thấy đây là một nghề có triển vọng và phù hợp với điều kiện của địa phương, anh Sử đã mạnh dạn đầu tư 2,4 triệu đồng mua về 3 tổ dế giống, mỗi tổ 120con.
Được tiếp cận với kỹ thuật chăn nuôi anh Sử rất tự tin chăm sóc cho đàn dế sinh sôi, phát triển, anh đã nhân đàn cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện trong đó có anh Lê Thanh Liêm cùng cơ quan tiếp tục phát triển đàn dế. Đến nay anh Liêm đã nhân rộng cho cho trên 10 hộ gia đình ở Huyền Sơn với số lượng trên 20 tổ, trong đó có bố vợ anh và đồng chí cán bộ tư pháp xã. Hiện tại nghề nuôi dế đã được nhân ra các xã Tiên Hưng, TT Đồi Ngô, TT Lục Nam và Phương Sơn. Cũng từ đây một số gia đình ở Hiệp Hoà, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Dũng đã tìm về mua con giống và học hỏi kỹ thuật chăn nuôi . Gần đây nhất, đại đội CZ- Lạng Sơn cũng tìm đến thăm quan và học tập kỹ thuật nuôi dế áp dụng ban đầu làm thức ăn  chăn nuôi gà chọi. Anh Liêm cho biết, đến nay sau 3 tháng nuôi, đàn dế đã được nhân lên ngày một lớn, ngoài số lượng đàn dế đã nhân cho các hộ nói trên, hiện tại gia đình  anh còn 70 đàn, song do không gian nuôi hẹp, việc bố trí tổ chưa đảm bảo có tổ lên tới hàng nghìn con trong khi quy định để đàn phát triển thuận lợi chỉ duy trì ở 600-700 con, hiện tại nhu cầu của thị trường về con giống và dế thương phẩm chưa thể đáp ứng được.

Chúng tôi tìm về thôn Văn Giang xã Huyền Sơn, Nơi ông Nguyễn Đăng Tiến, bố vợ anh Liêm đang miệt mài nhân rộng đàn dế. Từ 5 tổ dế giống do con rể cung cấp, đầu tư vào cơ sở vật chất phục vụ chăn nuôi, tất cả chưa đến 10 triệu đồng. Đến nay sau gần 2 tháng nuôi ông Tiến đã nhân lên hơn 150 đàn. Thực tế nuôi dế cũng đơn giản, chi phí phù hợp với điều kiện của nông dân, bà con trong xã và các địa phương lân cận tìm đến học hỏi kỹ thuật và mua con giống đông. Theo ông Tiến, chỉ sau 40- 45 ngày nuôi là có dế thương phẩm, sau 55-60 ngày nuôi là dế có thể sinh sản, dế đến tuổi sinh sản có thể đẻ liên tục từ 25- 35 ngày, bình quân một con dế cái có thể đẻ  500- 700 trứng, trứng sẽ nở trong vòng 8-10 ngày, sau đó 45-50 ngày lại có thể bán giống với giá bình quân 800.000đ một đàn từ 120- 150 con theo tỉ lệ 2 con cái 1 con đực. Nếu để bán dế thương phẩm thì vào kỳ thu hoạch, với đàn dế như hiện nay bình quân mỗi ngày cho thu 1kg, bán với giá thấp nhất là 300.000đ. Hiện tại có nhiều nhà hàng, khách sạn ở Bắc Giang, Hà Nội, Vĩnh Phúc đã tìm đến đặt mua toàn bộ dế thương phẩm, song do cung không đủ cầu nên lượng dế thương phẩm vẫn ít, các hộ nuôi dế ở Lục Nam mới chỉ tập trung vào cung ứng giống.
Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi được biết dế là món ăn được nhiều thực khách ưa chuộng và được chế biến thành một số món cơ bản như dế rang muối, dế nướng, dế chiên giòn, dế tẩm bột và lẩu dế. Đây được coi là món ăn mới lạ và ấn tượng (giàu Prôtêin nhưng ít chất béo) mà không phải bất cứ ai cũng có điều kiện thưởng thức. Cứ trên đà phát triển như hiện tại thì nuôi dế có thể trở thành một nghề mới đầy triển vọng ở Lục Nam.

Tác giả: Thu Thuỷ
Theo http://lucnam.bacgiang.gov.vn

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên