Nhãn Lục Nam nối chuẩn VietGAP
Lượt xem: 218  | Ngày đăng: 03/01/2022

Bên cạnh vải thiều, nhãn cũng là loại cây mang lại nguồn thu lớn cho người dân tỉnh Bắc Giang. Tại Lục Nam thời điểm này, nhiều diện tích nhãn đang cho thu hoạch. Nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nâng cao năng suất và thu nhập cho người dân, Lục Nam đã đưa chuẩn VietGAP vào áp dụng trên một số diện tích, từng bước theo đề án phát triển vùng cây ăn quả sạch, an toàn của huyện.

Diện tích nhãn cho thu hoạch năm nay của Lục Namtập trung nhiều tại các xã: Đan Hội, Cẩm Lý, Đông Phú, Đông Hưng, Huyền Sơn, Lục Sơn. Với chất lượng vàsản lượng nhãn tại địa phương được nâng lên do người dân kịp thời áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác trồng, chăm sóc. Nhiều giống nhãn có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, cho chất lượng quả ngon, mẫu mã đẹp, được thị trường ưa chuộng như Miền Thiết, Da Bò, nhãn muộn Khoái Châu… Thời điểm này, thương nhân từ nhiều nơi đến thu mua tại vườn với giá bình quân 20 – 30.000 đồng/kg. 

Ông Trần Văn Thái (xã Đan Hội) cho biết : “Gia đình tôi hiện đã bắt đầu thu hoạch nhãn sớm để bán đi các huyện. Nhiều tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên cũng về nhập hàng, chất lượng quả tại địa phương được nhiều nơi đánh giá cao, cùi dày, ngọt, mẫu mã đẹp, giá năm nay đầu mùa khá cao, người dân rất phấn khởi”.

Là xã vùng cao của huyện LụcNam, Lục Sơn hiện có khoảng 200 ha trồng nhãn, đây là xã có diện tích trồng nhãn lớn nhất huyện. Nhiều năm gần đây, sản lượng nhãn tươi toàn xã đạt gần 500 tấn quả/năm, trở thành một trong những cây ăn quả quan trọng tại địa phương. Nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo sản xuất nhãn an toàn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tạo hướng sản xuất chuyên nghiệp, trong năm nay Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện phối hợp với xã Lục Sơn đã triển khai mô hình áp dụng kỹ thuật VietGap với diện tích là 130 ha, đây là diện tích đã được xã Lục Sơn lựa chọn quy hoạch theo đề án phát triển vùng cây ăn quả sạch, an toàn của huyện. Bước đầu mô hình áp dụng tại 492 hộ của 6 thôn: Vĩnh Tân, Đèo Quạt, Rừng Long, Thọ Sơn, Hổ Lao và Đồng Vành.

Chuẩn VietGAP hiện nay được xem là “chuẩn vàng” trong sản xuất tại nhiều địa phương. Bằng việc đổi mới trong cách trồng, chăm sóc, hiệu quả từ áp dụng hình thức sản xuất sạch từng bước đưa người nông dân và nông sản từng bước tiếp cận theo hướng chuyên nghiệp. Anh Lê Văn Tiến, thôn Vĩnh Tân cho biết, tham gia mô hình sản xuất chuẩn VietGAP, gia đình anh cùng nhiều hộ được cung cấp tài liệu, hỗ trợ giá giống, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản quả nhãn. “Sản xuất theo tiêu chuẩn mới đòi hỏi người dân tỉ mỉ, chi tiết hơn trong tất cả các khâu. Song ưu điểm nổi trội từ phương pháp này như tỉ lệ đậu quả cao, ít sâu bệnh, vườn bãi sạch sẽ nên người dân chúng tôi đều nhiệt tình ủng hộ chủ trương phát triển vùng sản xuất sạch của địa phương”, anh Tiến chia sẻ.

Theo UBND huyện Lục Nam, sau thành công việc áp dụng kỹ thuật VietGap trên cây nhãn, huyện Lục Nam sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các xã đã được quy hoạch vùng cây ăn quả chất lượng cao, triển khai áp dụng kỹ thuật VietGap nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đề ra, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo hướng chuyên nghiệp và phát triển kinh tế tại địa phương. 

Minh Anh

Theo:  http://bacgiangtv.vn/: 2/8/2016

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên