Một số lưu ý phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi
Lượt xem: 244  | Ngày đăng: 03/01/2022

Để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, giảm thiểu thiệt hại, người chăn nuôi cần lưu ý thực hiện một số biện pháp sau:

Chuồng trại: đảm bảo các yếu tố khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, thuận tiện trong việc thu gom chất thải hàng ngày; định kỳ phun khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi,... che chắn tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào chuồng; chăn nuôi mật độ cao nên lắp hệ thống quạt gió để tăng cường lưu thông không khí; các chuồng nuôi có mái tôn hoặc fibrô xi măng, khuyến cáo người dân lắp hệ thống phun nước lên trên mái chuồng giúp điều hòa không khí, giảm nhiệt độ trong chuồng nuôi. Thực hiện san đàn, giảm mật độ nuôi nhốt khoảng 2-3 lần so với bình thường nhằm tăng sự thông thoáng của chuồng nuôi. Đối với nuôi gà, khi thời tiết nắng nóng, oi bức nếu có điều kiện thì thả gà ra vườn, dưới những tán cây.

         Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng: Trong những ngày nắng nóng, cần tăng cường dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của vật nuôi, thức ăn, nước uống sạch sẽ, đầy đủ dinh dưỡng, không thiu mốc, dễ tiêu hóa, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi trong mỗi giai đoạn và bổ xung thêm các loại Vitamin A, D, E, Bcomplex,... Cho vật nuôi ăn thức ăn tinh vào các buổi sáng sớm và chiều mát; cho ăn thêm rau xanh để tăng quá trình trao đổi chất, tăng cường quá trình giải nhiệt. Đối với gà đẻ giảm hàm lượng đạm (ngô, thóc,...) trong khẩu phần ăn, không để gà quá béo sẽ rất dễ chết nếu nhiệt độ môi trường cao. Cung cấp đủ thức ăn thô xanh cho trâu bò, buổi chiều tối nên bổ xung thêm thức ăn tinh với lượng 0,2 - 0,5 kg/con/ngày. Đối với gia súc đang mang thai không cho ăn quá no vào những ngày nắng nóng.

          Nước uống: Hằng ngày, cho vật nuôi uống đủ nước sạch có bổ sung điện giải, Vitamin C, đặc biệt là trước và sau khi vận chuyển để cân bằng lượng nước trong cơ thể, tăng quá trình giải nhiệt, tăng sức đề kháng,... Đối với gia cầm cần bổ sung thêm mái uống nước để cung cấp đủ lượng nước theo nhu cầu. Đối với trâu bò mỗi ngày hòa thêm 2-3 gram muối ăn/10kg thể trọng.

          Những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao, tắm cho gia súc 1-2 lần để hạ thân nhiệt. Khi tắm cho gia súc, chú ý không để chuồng có ẩm độ cao, nền chuồng ẩm ướt lâu, dễ phát sinh mầm bệnh.

          Thực hiệntiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trong những ngày nắng nóng, vận chuyển gia súc gia cầm vào thời điểm mát nhất có thể trong ngày.Không cho gia súc cày kéo, không chăn thả gia súc ngoài trời, đối với đực giống nên cho phối giống hoặc khai thác tinh vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối.

Điều trị gia súc bị cảm nắng: Khi phát hiện gia súc có các triệu chứng của bệnh cảm nắng như: mệt mỏi, thở nhanh, tim đập nhanh, thân nhiệt tăng cao trên 400C, nước mắt, nước mũi chảy, đầu cúi; con vật đi đứng không vững, nặng hơn thì tím tái niêm mạc sau đó con vật nằm liệt, hôn mê... phải thực hiện ngay các biện pháp hộ lý và điều trị như: nhanh chóng đưa gia súc vào nơi thoáng mát hoặc tạo bóng mát tại chỗ để che mát cho gia súc; dùng nước mát, sạch cho gia súc uống, dùng vải thấm nước mát đắp lên đầu và lau toàn thân cho gia súc cho đến khi gia súc hạ nhiệt. Dùng thuốc hạ sốt AnagilC và các loại thuốc trợ tim, trợ sức như: Cafein, Glucoza, Vitamin C; cho gia súc ăn cháo loãng có pha các loại khoáng chất, điện giải; để gia súc nghỉ không làm việc 4-5 ngày để nhanh hồi phục sức khỏe./.

Tuyên Huấn

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên