TRANG CHỦ
GIỚI THIỆU
TIN TỨC - SỰ KIỆN
TƯ VẤN, HỎI ĐÁP
THƯ VIỆN
Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV, hiện nay, trà vải sớm giai đoạn phát triển lộc hè; trà vải chính vụ giai đoạn sau thu hoạch - ra lộc. Để tạo điều kiện thuận lợi cho cây vải phục hồi nhanh sau thu hoạch, phát triển tốt các đợt lộc, giúp cây sinh trưởng phát triển thuận lợi đảm bảo năng suất, chất lượng cho vụ vải năm 2025, phòng Nông nghiệp và PTNT (Kinh tế); Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt một số nội dung:
Tăng cường công tác kiểm tra và tập trung chỉ đạo các hộ nông dân trong vùng sản xuất vải tiến hành cắt tỉa cành, tạo tán; cành khô, cành nhiễm sâu bệnh nhằm hạn chế sự lưu trú của sâu, bệnh hại; thu dọn và tiêu hủy tàn dư sâu bệnh trên vườn vải; tập trung bón phân sớm, bón cân đối ngay sau khi kết thúc vụ thu hoạch quả, bổ sung thêm phân bón vi sinh để giúp cây vải hồi phục nhanh và phát triển ổn định. Đào rãnh thoát nước với những diện tích vải trồng dưới ruộng thấp, khó thoát nước nhằm hạn chế hiện tượng chết cây giai đoạn ra lộc sau mùa mưa. Làm tốt công tác dự tính, dự báo, điều tra, phát hiện, diễn biến tình hình phát sinh, gây hại của sâu bệnh trên cây vải như: Sâu đo, sâu cuốn tổ, sâu róm, nhện lông nhung, chủ động hướng dẫn nông dân vùng trồng vải các biện pháp phòng trừ kịp thời, đạt hiệu quả cao, giúp cây vải sinh trưởng tốt, phát triển các đợt lộc thuận lợi, đặc biệt các vùng trồng vải xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát các vùng trồng vải xuất khẩu thực hiện tốt công tác vệ sinh vườn và kiểm soát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và dịch hại kiểm dịch thực vật theo quy định của nước nhập khẩu; tuân thủ nguyên tắc 4 đúng trong phòng trừ sâu, bệnh hại.
Được biết, diện tích vải thiều toàn tỉnh xấp xỉ 30.000ha, trong đó, tỉnh đã tập trung chỉ đạo sản xuất 223 mã số vùng trồng, diện tích hơn 17.000ha phục vụ xuất khẩu.