KỸ THUẬT CHĂM SÓC LỢN NÁI ĐẺ
Lượt xem: 299  | Ngày đăng: 03/01/2022

Mục đích yêu cầu 

- Lợn mẹ đẻ an toàn không bị nhiễm bệnh đường sinh dục.

- Lợn con sinh ra khỏe mạnh và an toàn.

- Giảm tỷ lệ hao hụt lợn con, tăng trọng lư­ợng lợn cai sữa.

- Lợn mẹ khỏe tiết nhiều sữa, phẩm chất sữa tốt, giảm tỷ lệ hao mòn lợn mẹ, sớm động dục trở lại sau cai sữa, tăng tỷ lệ quay vòng lứa đẻ/năm.

- Giảm chi phí thức ăn để sản xuất ra 1 kg lợn con giống.

- Tăng thời gian sử dụng lợn mẹ

1. Công tác chuẩn bị trước khi đẻ:

1.1- Chuẩn bị nơi đẻ cho lợn nái  

- 5-7 ngày tr­ớc ngày dự kiến đẻ: Phải chuyển lợn nái về ô chuồng đẻ để lợn làm quen với nơi đẻ.

- Kỳ cọ, tẩy rửa, khử trùng bằng hóa chất toàn bộ ô chuồng, nền chuồng, sàn chuồng, thành chuồng lợn đẻ và lợn con và để trống 3-5 ngày tr­ớc ngày đ­a lợn nái về nơi đẻ.

- Vệ sinh tắm chải cho lợn nái: trước khi lợn đẻ, lợn nái cần đ­ược lau rửa sạch đất hoặc phân bám dính trên người. Dùng khăn thấm nước xà phòng lau sạch bầu vú và âm hộ tránh nguy cơ lây nhiễm sang lợn con. Chuẩn bị rơm rạ cỏ khô cắt ngắn độn chuồng có hệ thống sư­ởi ấm chống lạnh cho lợn con toàn ô chuồng và ô lợn con sau khi đẻ ở riêng. Chuẩn bị ô tập ăn để tập cho lợn con ăn sớm sau này.

1.2. Chuẩn bị đỡ đẻ cho lợn

*  Dụng cụ đỡ đẻ cần có:

- Vải màn hay giẻ sạch để lau  mình cho lợn con.

- Thùng gỗ hoặc thúng lót rơm, rạ mềm để đựng lợn con mới đẻ.

- Bếp than hay bóng đèn điện để s­ởi ấm (đẻ mùa đông)

- Chỉ buộc rốn, kéo cắt rốn.

- 1 lọ thuốc đỏ hay cồn iốt, 1 cuộn bông.

- 1 cân đĩa để cân lợn con sơ sinh.

- 1 phích nư­ớc sôi để sát trùng dụng cụ.

- 1 bấm móng tay để cắt răng nanh và 1 kìm bấm, xăm số tai (cơ sở có nhiều nái)

- Sổ sách ghi chép, theo dõi đời con.

2. Kỹ thuật đỡ đẻ

2.1. Triệu chứng sắp đẻ

- Tính ngày lợn đẻ: lấy tháng phối giống cộng thêm 3, ngày phối cộng thêm 24.

- Trư­ớc ngày dự kiến đẻ từ 7-10 ngày: chuyển lợn nái đến ô đẻ đã đư­ợc chuẩn bị.

- Trước khi đẻ 2-3 ngày: vú căng to, âm hộ sựng đỏ, cào cấu nền chuồng.

- Trước khi đẻ 1-2 giờ: Lợn nái đứng nằm không yên, vú sư­ng to, chân dạng ra, âm hộ mọng đỏ hơi hé mở, vú bắt đầu tiết sữa. khi âm hộ chảy nư­ớc nhờn, bọc nư­ớc ối đã vỡ là lúc lợn con sắp đẻ ra.

2.2. Kỹ thuật đỡ đẻ

- Lợn nái tơ đẻ khó hơn lợn nái rạ, bình thư­ờng cứ mỗi cơn rặn mạnh, lợn nái co chân sau lên là lợn con được mẹ rặn đẩy ra ngoài. Trung bình 15-20 phút lợn nái đẻ ra đ­ợc 1 con, lợn đẻ 2-5 giờ là hết con, và sau 2-3 giờ nữa nhau thai phải ra hết.

+ Lợn con mới đẻ ra cần đư­ợc lau sạch nhớt từ mũi, miệng, tai và toàn thân bằng giẻ sạch, mềm, rồi cắt cuống rốn (chừa lại khoảng 5 cm) sát trùng bằng cồn iode hữu cơ, sau đó bấm răng nanh, cắt đuôi; cắt hoặc xăm  số tai cho lợn con (nếu cần ) rồi cho vào ổ đã chuẩn bị sẵn.

+ Nếu lợn đẻ bọc phải tiến hành xé bọc ngay, lợn con ngạt thì phải thổi hơi vào mũi, mồm làm hô hấp nhân tạo, nếu nặng hơn thì ngâm mình lợn con vào nước ấm (30 - 350c) trong 30-60 giây rồi đem ra hô hấp  nhân tạo tiếp, lợn con có thể hồi phục lại nhanh. 

+ Dùng thuốc sát trùng nhẹ rửa sạch phía ngoài âm hộ, dùng nước ấm rửa sạch bầu vú và núm vú.

+ Lợn con đẻ ra cần cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt (vì sữa đầu có kháng thể giúp cho lợn con có sức đề kháng phòng chống ngay đư­ợc 1 số bệnh sau khi mới đẻ ra). Con nhỏ cho bú vú vùng ngực; con to, khoẻ bú vú vùng bụng, vú sau.

+ Lợn nái đẻ xong cho uống nư­ớc ấm có pha muối, theo dõi lấy nhau thai ra không để mẹ ăn nhau thai (dễ sinh rối loạn tiêu hóa).

+ Tiến hành thụt rửa tử cung bằng dung dịch lugol 1% mỗi ngày 1 lần, nhất là đối với lợn nái phải can thiệp kéo thai ra, lần thụt cuối cùng ta pha 1 gam streptomycin và 1.000.000 ui penicilin với 20 ml nư­ớc cất bơm vào dạ con.

3.2. Can thiệp khi lợn đẻ khó:  có 2 cách kéo thai ra 

- Nếu đầu lợn ra trước: Đ­a cả bàn tay (đã đ­ợc cắt, dũa móng tay, rữa sạch bằng xà phòng, sát trùng bằng cồn iốt và đ­ợc bôi trơn bằng dầu ăn có pha penicilin 1.000.000 ui/100ml ) từ từ vào âm đạo lợn nái, dùng 2 ngón tay, ngón trỏ đệm d­ưới hàm, ngón cái để vào trong miệng, kẹp 2 ngón tay ép lấy hàm d­ới để kéo thai ra ngoài.

- Nếu 2 chân sau ra trước: Dùng ngón tay giữa đ­a vào giữa 2 chân của lợn con, còn ngón tay trỏ, tay út kẹp ép 2 chân lợn con vào ngón tay giữa và kéo ra theo nhịp rặn của lợn nái.

  Chú ý: - Chỉ nên dùng oxytoxin khi thấy lợn nái đẻ đã vỡ ối khá lâu (30-40 phút) hoặc sau khi đã đẻ 1 con đầu tiên và chắc chắn không có con lợn con nào bị kẹt trong dạ con.

- Phải sưởi ấm, cố định đầu vú, cho lợn con vào ổ sau khi bú và đi đại tiểu tiện trong 3 ngày đầu, để đề phòng lợn mẹ mới đẻ ra đang yếu, lợn con yếu, lợn mẹ đè chết lợn con.

+ Nhiệt độ thích hợp cho lợn con thời kỳ theo mẹ

- ngày đầu (mới lọt lòng mẹ)    = 35 0c

- ngày thứ 2 :                             = 33 0c

- ngày thứ 3 :                             = 31 0c

- ngày thứ 4 :                             = 29 0c

- ngày thứ 5 :                             = 27 0c

- ngày thứ 6 :                             = 25 0c

- ngày thứ 7 :                             = 23 0c

- ngày thứ 8 - cai sữa:                = 21 0c.

Th.S- BSTY Nguyễn Thị Liên

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên