Giải pháp kỹ thuật phòng chống trâu, bò đổ ngã vụ đông xuân năm 2014-2015
Lượt xem: 221  | Ngày đăng: 03/01/2022

Theo dự báo, vụ đông xuân năm 2014-2015 sẽ rét đậm và rét hại kéo dài, nhiệt độ xuống thấp, nhiệt độ ban đêm ở vùng núi cao xuống dưới 50C. Thời tiết rét đậm kéo dài có những tác động đến sức đề kháng của trâu, bò. Để chủ động đối phó và giảm thiệt hại, người chăn nuôi nên kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống và giải pháp kỹ thuật hiện đại để phòng chống đói rét cho trâu, bò.

            Chủ động thức ăn thô xanh 

Dành một phần diện tích đất nông, lâm nghiệp kém hiệu quả trồng cỏ có năng suất, chất lượng cao làm thức ăn xanh và dự trữ vụ đông cho trâu, bò.

Tận dụng tối đa thân lá ngô vụ đông cho trâu bò. Cần chuẩn bị thức ăn ủ chua (cỏ ủ chua, dây khoai lang; ngọn, lá sắn; thân, lá chuối; dây lạc; thân, lá ngô ủ chua ngay sau khi thu hoạch,...) thức ăn phơi khô (rơm, rạ, cỏ khô...) từ đầu mùa đông.

Bổ sung thức ăn tinh trong khẩu phần

Để giúp trâu, bò tăng sức chịu đựng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhất là trong thời gian dài, người chăn nuôi cần chú ý bổ sung thêm thức ăn tinh như cám gạo, bột ngô, bột hoặc sắn lát,  khoáng chất và vitamin. Cho trâu, bò uống nước ấm, nước muối, nước gừng, các loại đá liếm, bột xương... Chú ý, có thể cho trâu, bò ăn các loại lá, củ, quả cây có dược tính nóng ấm.
Một số công thức phối trộn thức ăn như:

- Công thức 1: cám gạo, bột ngô, bột sắn 63%; khô dầu đậu tương 20%; lá sắn khô, lá lạc khô, cỏ khô, rơm khô 30%; đạm urê 2,5%; rỉ mật 1%; Premix 1% và muối 0,5%.

- Công thức 2 : cám gạo, bột ngô, bột sắn 65%; khô dầu đậu tương 10%;  bột cá 10%; lá sắn khô, lá lạc khô,cỏ khô, rơm khô 10%; đạm urê 2,5%; rỉ mật 2% và muối 0,5%.

Tu bổ chuồng trại và chuyển đổi phương thức chăn nuôi

Hạn chế việc chăn thả rông trâu, bò trong những ngày trời lạnh. Xây dựng chuồng trại theo hướng kiên cố để chăn nuôi ổn định, lâu dài. Nên xây chuồng theo hướng Đông Nam, tránh gió lùa, mưa tạt và bị nắng. Chuồng có hệ thống thoát chất thải, nền luôn khô ráo, sạch sẽ, có chất độn chuồng sạch, không trơn trượt.

Khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 120C: Không nên chăn thả và sử dụng sức kéo của trâu, bò. Cung cấp thức ăn cho trâu,bò tại chuồng. Gia cố chuồng trại như dùng bạt dứa, tấm nylon lớn hoặc các vật liệu khác để che kín chuồng.

Tích cực sưởi ấm

Thắp bóng điện công suất lớn, ủ trấu, đốt lửa, dùng máy sưởi trong chuồng. Nên mặc áo bằng bao tải đay, bao tải dứa, chăn len, chăn bông cho trâu, bò.

Phòng dịch

Thực hiện công tác tiêm phòng định kỳ, tiêm phòng đầy đủ các bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng trâu, bò.

Thực hiện quy trình vệ sinh phòng bệnh: Cách ly, chăm sóc tốt trâu, bò yếu, ốm trong những ngày giá rét; tăng cường vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc khử trùng 2-3 tuần/lần để hạn chế mầm bệnh phát triển.

Bài: Ks.Nguyễn Viết Thắng

 

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên