Kỹ thuật nuôi tôm càng
Lượt xem: 242  | Ngày đăng: 03/01/2022

1. Nuôi tôm trong ao
Ảnh từ Internet
1.1.Điều kiện ao
Diện tích từ 300-1000 m2. Độ sâu 1,5-2m. Bùn đáy 10-15cm. Ao hình chữ nhật, tỷ lệ chiều dài so với chiều rộng là 2:1 hoặc 3:1, độ rốc đáy 0,5-1%, dốc về phía cống thoát nước, bờ ao chắc chắn. Nhiệt độ nước từ 25-30oC, pH: 7-8,5. Ao gần nguồn nước, để chủ động cấp thoát nước, nước không bị ô nhiễm. Nên chọn ao nuôi tôm xa khu dân cư, gần đường giao thông.
1.2.Chuẩn bị ao nuôi tôm
Trước khi thả tôm giống ao phải tát cạn, vét bùn (chỉ để lại 10-15cm). Rắc vôi, tẩy trùng, diệt tạp, bón lót gây mầu (vôi 8-10kg/100m2, phân chuồng ủ 30 kg + 30 kg lá rầm/100m2). Sau khoảng 5-10 ngày mầu nước xuất hiện, thả giống. Trong cải tạo ao, nếu có điều kiện khi bón phân chuồng xong giữ độ ẩm đáy ao, vãi ít thóc lép sau 10-15 ngày láy nước vào, 10-15 ngày sau thả giống, thức ăn tự nhiên sẽ phát triển nhiều, tháng nuôi đầu có thể không cho ăn tôm vẫn phát triển tốt. Cắm giá thể ở đáy ao làm chỗ dựa cho tôm. Nước lấy vào ao nuôi tôm đều phải lọc, loại trừ trứng tôm tạp, cá tạp và các loại địch hại của tôm.
1.3.Mật độ nuôi
Nuôi quảng canh: 3-5con/m2
Nuôi bán thâm canh: 10-15con/m2
Nuôi thâm canh: 20-25con/m2
Chọn tôm khoẻ, đồng cỡ: thả tôm trong chậu nước, tôm bơi lội vòng quanh chậu liên tục, nhanh nhẹn, hoạt bát. Mầu sắc trong sáng, không có dấu hiệu bệnh, các phần phụ râu, chân, càng không bị gãy. Khi thả tôm vào ao (ruộng) chú ý thả cả túi nilông đựng tôm xuống nước từ 5-10 phút để cân bằng nhiệt độ nước, tránh tôm bị sốc do chênh lệch nhiệt độ.
Ao nuôi tôm có thể nuôi ghép với cá mè trắng, mè hoa: 1cá mè/10m2 ao (không nên nuôi tôm với các loài cá dữ).
1.4.Thức ăn nuôi tôm
Ngoài thức ăn tự nhiên có thể dùng thức ăn công nghiệp đang bán trên thị trường như KP 90, thức ăn Proconco, thức ăn viên tự chế.
Có thể cho tôm ăn thêm cua, ốc, cá, giun, trai, sò, và các loại thức ăn xanh như: bèo tấm, rau muống, rau cải,
Cho tôm ăn 3-4 lần trong ngày, nhưng tập trung vào 2 bữa chính lầ sáng sớm và chiều tối (xem bảng 1). Khi cho tôm ăn thức ăn phải rải đều khắp mặt ao. Lượng thức ăn phải được điều chỉnh hàng ngày theo sức ăn của tôm (có thể dùng vó để kiểm tra)
Bảng 1: Thời gian cho ăn và % lượng thức ăn 1 lần cho ăn

Hình thức nuôi

Giờ cho ăn và lượng thức ăn 1 lần cho ăn

6-7 giờ

10-11 giờ

17-18 giờ

20-22 giờ

Bán thâm canh, 

ruộng lúa

60%

0

40%

0

Thâm canh

40%

15%

30%

15%

  Bảng 2: Tính lượng thức ăn cho tôm

Thời gian nuôi (ngày)

Trọng lượng trung bình cá thể (g)

Tỷ lệ sống (%)

Lượng thức ăn theo % trọng lượng tôm

1 - 20

4

100

20

21 - 40

7

95

15

41 - 60

13

90

10

61- 80

22

85

8

81 - 100

31

80

5

101 - 120

40

75

4

121 - 160

50

60 - 50

3

1.5.Quản lý chăm sóc
Theo dõi thường xuyên tình hình tôm trong ao, nếu có hiện tượng không bình thường (tôm chết dạt vào bờ, tôm nổi từng đàn bơi lờ đờ quanh ao vào ban ngày hoặc thân tôm bị đen có nhiều sinh vật bám,) phải có biện pháp xử lý kịp thời. Định kỳ 10-15 ngày thay nước một lần, mỗi lần thay từ 1/4-1/3 ao. Thả thêm bèo tây, rau muống, để làm thức ăn thêm và nơi ẩn nấp cho tôm khi trời nắng hoặc mưa lớn.
Nước ao nuôi tôm có mầu xanh lá chuối non là tốt nhất. Do vậy mỗi tuần nên bón thêm 8-10kg phân chuồng ủ/100m2 ao (phân trộn với 2,5% vôi bột)
1.6.Thu hoạch
Sau 4-5 tháng nuôi, tôm đạt 10-14cm (30-50g/con) có thể thu hoạch. Trước khi thu hoạch cần tháo bớt nước còn khoảng 1/3 ao thì kéo lưới, kéo 2-3 mẻ, sau đó bơm cạn và thu hoạch tiếp.
2.Nuôi tôm trong ruộng cấy lúa
2.1.Điều kiện ruộng nuôi tôm
Diện tích 1000-2000m2. Gần nguồn nước và cấp thoát nước chủ động. Bờ ruộng chắc chắn không rò rỉ nước, độ sâu của nước trong ruộng lúa khi cạn nhất không dưới 0,2m, lúc cao nhất không quá 0,8m, pH: 6-8, ôxy trên 3mg/l. Ruộng không bị ô nhiễm, có đào mương bao quanh, mương rộng 1-2m, sâu 0,4-0,6m mương rốc về phía cống thoát nước.
2.2.Cải tạo ruộng nuôi tôm
Trước khi nuôi tôm 1 tuần, phải tháo cạn nước trong ruộng, trong mương, tẩy vôi 8-10kg/1002. Bón phân gây mầu 30kg phân chuồng ủ/100m2. Nếu dùng thuốc diệt tạp phải sau 5 ngày trở lên mới được thả tôm giống. Thả tôm giống trước hoặc sau khi cấy lúa đều được. Nếu thả tôm trước khi cấy, thì khi cày bừa phải be bờ quanh mương, tránh làm đục nước trong mương tôm chết. Khi cấy lúa xong dâng nước cao tôm sẽ lên ruộng lúa kiếm mồi.
2.3.Mật độ nuôi
Mật độ thả từ 2-3 con/m2. Chọn tôm khoẻ, đồng cỡ.
2.4. Chăm sóc và cho tôm ăn: tương tự như nuôi tôm trong ao
Nuôi tôm trong ruộng cấy lúa lượng thức ăn giảm xuống còn khoảng 1-2% tổng trọng lượng tôm.
-  Mức nước trong ruộng nuôi tôm thay đổi theo giai đoạn phát triển của lúa, nên giữ môi trường nước ruộng nuôi tốt giúp tôm lớn nhanh và ít hao hụt bằng cách định kỳ thay nước mới (ít nhất 2lần/tháng).
- Khi lúa bị sâu bệnh, phải phun thuốc thì tháo cạn nước cho tôm xuống hết mương, mới được phun thuốc.
- Sau khi phun thuốc, phải đợi cho thuốc phân huỷ hết mới dâng nước cho tôm lên ruộng.
- Trong mương nuôi tôm cũng thả chà làm nơi trú ẩn cho tôm.
- Ruộng cấy lúa kết hợp nuôi tôm, nên chọn giống lúa có khả năng kháng bệnh tốt.
- Khi thu hoạch lúa, cần thu nhanh tránh để tôm dưới mương lâu. Sau khi thu hoạch lúa xong thêm nước để tôm lên ruộng.
1.5.Thu hoạch tôm
Sau khi nuôi 4-5 tháng tôm đã đạt kích cỡ tôm thương phẩm thì thu hoạch bằng cách tháo nước để tôm xuống mương, sau đó thu tôm trong mương.
3.Một số bệnh thường gặp ở tôm
3.1.Bệnh đóng rong do tiêm mao trùng
- Giai đoạn tôm bị bệnh: Gặp hầu hết ở các giai đoạn phát triển của tôm.
- Dấu hiệu bệnh lý: Tiêm mao trùng phủ thành một lớp trên bề mặt mang, mắt, phụ bộ và lớp vỏ ngoài của tôm, còn các sợi tảo bám khắp trên mình tôm. Trông tôm xấu xí, khó di chuyển, chậm lớn, khó khăn trong trao đổi khí, khó lột xác, tôm dễ chết khi hàm lượng ô xy trong nước thấp.
- Chữa trị: Dùng 10-15ppm formon/1m3 nước, sau đó thay nước ao để kích thích tôm lột vỏ.
3.2.Bệnh đốm đen (đốm nâu)
- Nguyên nhân: Do tôm bị thương sau đó các loại vi khuẩn hoặc nấm tấn công lên lớp vỏ kitin và cơ của tôm làm tôm bệnh.
- Giai đoạn tôm bệnh: Bệnh xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn phát triển của tôm và thường gặp nhiều nhất ở tôm trưởng thành.
- Dấu hiệu bệnh lý: Xuất hiện những đốm mầu nâu hay đen nổi thành gờ trên vỏ kitin hoặc các phụ bộ. Tôm chậm lớn, những con bị nặng thường bơi lờ đờ trên trên mặt nước.
-Chữa trị: Tắm cho tôm bằng kháng sinh Steptomicine, Penicilin,liều lượng 2-5ppm (2-5mg/1l nước) trong 30 phút.
 
Kim Oanh

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên