Sử dụng hoá chất phòng bệnh cho cá nuôi trong mùa mưa lũ
Lượt xem: 230  | Ngày đăng: 03/01/2022

Các dạng bệnh ký sinh trùng trên cá nuôi (đặc biệt là bệnh ngoại ký sinh trùng) thường phát sinh nhiều trong mùa mưa, lũ. Lý do là trong mùa mưa, nhiệt độ môi trường nước thường xuống thấp- nhất là vào những lúc thời tiết âm u, mưa lũ kéo dài và hàm lượng chất hữu cơ thường tập trung cao trong nước do sự rửa trôi của vật chất hữu cơ xuống các ao, hầm, sông, kênh, rạch. Đây là yếu tố tạo điều kiện cho các ký sinh trùng như: Trùng bánh xe, trùng mỏ neo, trùng quả dưa, sán lá ... phát sinh và phát triển trong môi trường nước.
Để phòng trị các dạng bệnh ngoại ký sinh trùng trên cá, ngư dân thường sử dụng các loại  hoá chất như: Formol, thuốc tím, phèn xanh (sulphat đồng), vôi, muối..
Nhưng hiện nay, trước xu hướng hạn chế sự ô nhiễm môi trường nước do các hoá chất độc hại cùng với phương châm “phòng bệnh hơn trị bệnh”, rất mong bà con nông dân thực sự quan tâm đến công tác phòng bệnh và chỉ sử dụng các loại hoá chất không làm ô nhiễm môi trường nước (vì hoá chất Formol, thuốc tím, phèn xanh độc hại làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, cần hạn chế sử dụng- đặc biệt là hạn chế trong mô hình nuôi cá bè và cá đăng quần, và việc sử dụng các loại hoá chất trên thường gây sốc cho cá trong quá trình sử dụng).
Hai loại hoá chất nên dùng để phòng bệnh cho cá nuôi (thường gặp nhất là các  bệnh ngoại ký sinh trùng) trong mùa mưa lũ, đó là muối  (NaCl) và vôi nông nghiệp (CaCO3)
+ Vôi và muối cho vào túi vải treo ở 4 gốc nơi cho cá ăn và nên bắt đầu treo khi cho cá ăn (mỗi loại một túi cho mỗi góc) với liều lượng:
- Nuôi bè và đăng quần: Vôi: 2-5 kg/túi, muối 10-20kg/túi.
- Nuôi ao hầm: Vôi: 1-2kg/túi, muội-10kg/túi
+ Liều lượng trên có thể thay đổi trong phạm vi cho phép tuỳ theo qui mô, diện tích nuôi  và thể tích nước của đàn cá nuôi. Định kỳ 10-15 ngày thực hiện một lần. Nếu phát hiện đàn cá nuôi có biểu hiện giảm ăn, nhào lộn dữ dội, trên da và mang có nhiều nhớt, cá bệnh chết với số lượng ít và tăng không đáng kể thì thực hiện việc treo vôi và muối trong 3 ngày liên tục (trong mô hình nuôi ao hầm thì mỗi ngày thay 10-15% thể tích nước ao). Đồng thời đem mẫu cá bệnh nhờ cán bộ thuỷ sản hỗ trợ trong việc chuẩn đoán bệnh cá .
Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm lá xoan, dây giác, cỏ mực đập giập bọc lại bằng lưới cước treo ở đầu bè hoặc ở chỗ cho ăn với liều lượng mỗi lần treo từ 5-10kg để nâng cao hiệu quả phòng ngừa các bệnh ngoại ký sinh trùng trong mùa mưa, lũ.

WAG - Theo NNVN

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên