Lục Ngạn: Sản xuất theo hướng hữu cơ để nâng cao giá trị cây có múi
Lượt xem: 499  | Ngày đăng: 04/01/2022

Cây có múi là loại cây trồng yêu cầu kỹ thuật cao, thế nhưng trên thực tế những năm qua nhiều hộ làm vườn trên địa bàn huyện Lục Ngạn vẫn luôn duy trì được diện tích cho thu hoạch với sản lượng ổn định trong nhiều năm. Ngoài kinh nghiệm còn bởi những hộ làm vườn ở đây đã tuân thủ chặt chẽ quy trình sản xuất an toàn, áp dụng biện pháp thâm canh, kỹ thuật có tính bền vững tiến tới sản xuất theo hướng hữu cơ để cây trồng có thể thu hoạch trong nhiều năm.

Năm 2021, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với một số đơn vị triển khai mô hình “sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Sumagrow sản xuất cây có múi theo hướng hữu cơ” bước đầu đạt được kết quả cao.

Ông Từ Văn Sảng phấn khởi vì vườn cam được mùa được giá

Việc chú trọng đến dinh dưỡng cho cây cam là biện pháp đặc biệt quan trọng, bằng cách ra hoa ra quả cách năm vừa để dưỡng cây vừa cho năng suất cũng như phẩm chất quả cam tốt nhất. Năm nay, với 1 ha cam dự kiến sản lượng cam đường canh của gia đình ông Từ Văn Sảng ở thôn Trại Ba-xã Quý Sơn- huyện Lục Ngạn cho thu hoạch khoảng 30 tấn quả, giá bán khoảng 60.000 đồng/kg, cùng với đó là sản lượng cam lòng vàng khoảng 10 tấn với giá bán 25.000 đồng/kg vụ cam năm nay gia đình ông thu lãi trên 2 tỷ đồng.

Ngoài sử dụng các loại phân bón từ đậu đỗ, phân bò ủ hoai mục để bón cho cây. Ông Sảng còn sử dụng bổ sung phân vi sinh sumagrow thêm vào để tưới cho cây, giúp bộ rễ cây phát triển khỏe mạnh, tăng hiệu quả của các loại phân bón, dễ tạo hoa và nuôi quả sau này, đặc biệt còn giúp hạn chế sâu bệnh hại trong vườn trồng. Với chi phí vật tư cho 1 gốc cây cam khảng 6-7 năm tuổi là 150.000 đồng/cây đã giúp nhà vườn tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Ông Sảng cho biết, bí quyết dùng phân bón vi sinh sumagrow là canh tác đặc biệt không dùng thuốc trừ cỏ, vừa không làm ảnh hưởng đến bộ rễ cây vừa tăng hiệu lực của phân bón sumagrow và không gây ô nhiễm môi trường cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của người thân trong gia đình. Hiện nay, toàn huyện Lục Ngạn có gần 7.000 ha cây ăn quả có múi tập trung nhiều ở các xã: Quý Sơn, Tân Quang, Trù Hựu, Giáp Sơn, … Trong đó, diện tích cam ngọt trên 2.100 ha.

Theo ông Lâm Nguyên Năng – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Lục Ngạn, việc định hướng phát triển cây có múi trong thời gian tới của huyện Lục Ngạn sẽ tăng cường sản xuất theo hướng hữu cơ và chú trọng tuyên truyền bà con sử dụng phân bón hữu cơ. Trong đó, dòng phân sumagrow đã được người dân Lục Ngạn sử dụng nhiều năm nay và đem lại hiệu quả tốt đặc biệt là đối với cây có múi.

Bài, ảnh: Minh Nga
Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên