Điều kiện cơ bản để đảm bảo chăn nuôi gà ATSH
Lượt xem: 236  | Ngày đăng: 03/01/2022

An toàn sinh học (ATSH) trong chăn nuôi gia súc, gia cầm là việc áp dụng các biện pháp tổng hợp nhằm bảo vệ đàn gia cầm, hạn chế sự tấn công của các tác nhân gây bệnh như: Vi rút, vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng... xâm nhập vào đàn gia cầm và ngược lại, ngăn không cho các loại mần bệnh từ các cơ sở chăn nuôi gia cầm phát tán ra môi trường bên ngoài.

- Chuồng trại thiết kế đúng kĩ thuật, tách xa khu dân cư, tách biệt với khu vực phụ trợ khác. Đảm bảo vệ sinh thú y và ATSH.

- Chuồng nuôi và sân chơi (có hàng rào khống chế) đảm bảo khô ráo, đặc biệt phải có ánh nắng chiếu vào.

- Đảm bảo thông thoáng mùa hè, ấm áp về mùa đông, tốt nhất nên xây dựng chuồng khép kín. Nền chuồng láng phẳng bằng xi măng, thuận tiện cho vệ sinh tiêu độc.

- Có nguồn nước dồi dào, đảm bảo vệ sinh.

- Phải có khu cách ly gia cầm ốm chết, khu xử lý chất thải.

Ngoài yếu tố chuồng trại đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo khô thoát, thoáng mát về mùa hè và kín ấm về mùa đông, cần áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm như:

1. Cách ly triệt để

- Đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm sinh sản: Phải nuôi riêng biệt từng loại gia cầm theo giai đoạn như: Nuôi gia súc, gia cầm con, gia súc, gia cầm hậu bị và gia súc, gia cầm đẻ .

- Đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm thương phẩm cần thực hiện “Cùng nhập cùng xuất”. Sau mỗi lứa gia cầm phải tiến hành tổng vệ sinh chuồng nuôi,bãi chăn thả, sử dụng thuốc sát trùng, vôi bột và để trống chuồng từ 2-3 tuần mới được nhập đàn giống vào nuôi tiếp.

2. Kiểm soát chặt chẽ chăn nuôi

- Mọi người vào khu vực chăn nuôi đều phải chấp hành những quy định về thú y để hạn chế mang mầm bệnh lây nhiễm vào đàn gia cầm. Khi vào trại gia cầm phải đi từ đàn nhỏ đến đàn lớn.

- Con giống nhập phải đảm  bảo chất lượng, an toàn về dịch bệnh.

- Mỗi khu chuồng phải có dụng cụ riêng, không mang dụng cụ từ chuồng này sang chuồng khác.

- Các phương tiện vận chuyển trong chăn nuôi đều phải khử trùng khi ra vào khu vực chăn nuôi.

3. Thực hiện vệ sinh phòng bệnh:

Chuồng trại hàng ngày phải quét dọn, thu gom chất thải, định kỳ phun thuốc sát trùng 2 tuần/lần khi chưa có dịch bệnh và 2-3 lần/tuần khi có dịch bệnh xảy ra. Đảm bảo chuồng luôn khô ráo và thoáng mát.

  Có thể sử dụng một số loại thuốc sát trùng sau: HanIodin 1%, Clorammin B,T 3%, Halamin 3%, Benkocid 2-3%, Antisep 3%, nước vôi 10%, vôi bột.

 4. Sử dụng vắcxin phòng các bệnh truyền nhiễm

Dùng các loại vắcxin tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm theo quy định bắt buộc của chuyên ngành thú y (đúng chủ loại, đúng lịch trình và đúng cách dùng thuốc phòng).

5. Sử dụng hoá dược phòng nhiễm ký sinh trùng cho gia cầm

- Đối với gà: Dùng thuốc trị cầu trùng, thuốc tẩy giun đũa, thuốc tẩy sán dây đường tiêu hoá theo định kỳ.

- Đối với vịt: Thuốc tẩy sán dây, sán lá đường tiêu hoá.

6. Thức ăn cho gia cầm

- Thức ăn phải đảm bảo đủ về số lượng và đủ các thành phần dinh dưỡng cho gia cầm theo yêu cầu của từng lứa tuổi, từng loại gia cầm.

- Bổ sung các chất khoáng, các loại Vitamin… để chống các yếu tố bất lợi (Stress) giúp gia cầm phát triển tốt.

- Thức ăn không bị mốc, không chứa độc tố

7. Nguồn nước cho chăn nuôi gia cầm:

- Phải đảm bảo đủ nguồn nước sạch, tốt nhất cho dùng nước máy, nước giếng khoan cho gia cầm.

- Nguồn nước không bị ô nhiễm vi sinh vật (E.coli, Salmonela) quá giới hạn cho phép cần xử lý bằng bể lọc hoặc bổ sung 40 -50 gam Cloramin B hoặc Cloramin T cho 1 m3 nước.

8. Xử lý chất thải chăn nuôi

Các chất thải trong chăn nuôi như: Thức ăn thừa, phân, chất độn và nước thải phải tập trung xử lý để diệt mần bệnh như: Vi rút, vi khuẩn, trứng, ấu trùng giun sán… trước khi đưa ra ngoài.

Thực hiện 5 không trong chăn nuôi gia súc, gia cầm

  1. Không nuôi thả rông gia súc, gia cầm;
  2. Không mua bán gia súc, gia cầm bệnh
  3. Không ăn thịt gia súc, gia cầm bệnh hoặc không rõ nguồn gốc
  4. Không vứt xác gia súc, gia cầm bừa bãi
  5. Không giấu dịch.

Bài: Kim Lan

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên