Dự án LCASP - Thay đổi nhận thức người chăn nuôi
Lượt xem: 207  | Ngày đăng: 03/01/2022

Song song với quá trình thực hiện, Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp (LCASP) luôn trú trọng đến việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức phong phú như tuyên truyền trên các báo, trang thông tin điện tử, các lớp tập huấn và thông qua các cuộc hội thảo cho bà con nông dân trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần nâng cao nhận thức cho các ngành, các cấp và làm thay đổi nhận thức của người dân về vấn đề quản lý chất thải trong chăn nuôi.

Tuyên truyền sâu rộng

Dự án tập trung tuyên truyền cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh về hiệu quả của những mô hình mà Dự án đã triển khai thực hiện. Đợt 1, năm 2020, Dự án phối hợp UBND các xã, thị trấn có hộ tham gia mô hình tổ chức 24 cuộc hội thảo cho 960 hộ nông dân chăn nuôi tiêu biểu. Nội dung chính tập trung về tuyên truyền các chế độ chính sách khi người dân tham gia Dự án, hiệu quả của các mô hình cả về kinh tế và môi trường như mô hình xây dựng hệ thống chuồng sàn chăn nuôi lợn tiết kiệm nước, mô hình sử dụng phân lợn làm nguyên liệu để nuôi trùn quế; hiệu quả của mô hình ứng dụng hệ thống sàng rung để tách chất thải rắn làm nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ; ứng dụng công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ dạng lỏng phục vụ sản xuất nông nghiệp và công nghệ xử lý chất thải rắn làm phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp- anh Dương Thế Khoa, cán bộ Dự án cho biết.

Bên cạnh đó, tổ chức cho bà con tham quan thực tế tại các điểm trình diễn mẫu về mô hình hoặc tại các hộ đã áp dụng thành công mô hình quản lý chất thải chăn nuôi để bà con thấy và hiểu rõ. Thường xuyên lưu ý, nhắc nhở nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật, giữ gìn môi trường chăn nuôi sạch sẽ, góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Để cộng đồng hiểu rõ về lợi ích của các mô hình quản lý và xử lý chất thải trong chăn nuôi cũng như xây dựng ý thức chăn nuôi lành mạnh, đúng kỹ thuật, Dự án đã chú trọng kết hợp nhiều hình thức truyền thông, phối hợp với cơ quan báo, đài và Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện nội dung tuyên truyền; trong đó, tập trung giới thiệu các mô hình quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi mà Dự án đã triển khai cũng như mục tiêu, các chính sách hỗ trợ của Dự án đối với nông dân khi thực hiện mô hình. Trong thời gian qua đã có nhiều bài viết, tin tức, hình ảnh về hoạt động của Dự án được truyền tải đến người dân một cách kịp thời.

Lan tỏa những mô hình cụ thể

Ghi nhận thực tế tại các hộ dân có áp dụng các mô hình quản lý chất thải chăn nuôi mà Dự triển khai, bà con cho biết đều được tập huấn, hướng dẫn cụ thể quy trình kỹ thuật. Việc nắm chắc kiến thức, kỹ thuật giúp bà con an tâm sử dụng các công trình. Đồng thời, mỗi người nông dân khi áp dụng và đạt hiệu quả rõ rệt đều trở thành một tuyên truyền viên tích cực, góp phần lan tỏa hiệu quả của các mô hình quản lý chất thải chăn nuôi cho cộng đồng.

Anh Trịnh Xuân Toản, thôn Đồng Tâm, xã Đồng Kỳ, huyện Yên Thế cho biết, tham gia mô hình ứng dụng hệ thống sàng rung để tách chất thải rắn làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ do Dự án LCASP triển khai thực sự đem lại hiệu quả, giảm sự quá tải khi chất thải xả xuống bể biogas, giảm thải ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn nhằm tăng cường khả năng thu gom chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ.

Từ những mô hình thực tế là cơ sở để mà anh Toản cũng như nhiều hộ tham gia mô hình khác tuyên truyền cho các hộ chăn nuôi xung quanh làng, xã và các xã lân cận được biết và tiếp cận.

Cũng qua tuyên truyền, bà con nông dân thấy được hiệu quả thiết thực của các mô hình quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi trong góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường. Hiệu quả mà các mô hình Dự án các bon thấp mang lại còn có ý nghĩa trực tiếp với đời sống sinh hoạt của người dân, giúp tiết kiệm nhiên liệu, chi phí sinh hoạt, tận dụng vào trồng trọt, hướng đến một nền nông nghiệp hữu cơ, phát triển bền vững.

Bài, ảnh: Hương Giang

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên