LCASP: Nuôi 600 vịt đẻ “thoải mái” gas đun
Lượt xem: 210  | Ngày đăng: 02/01/2022

Đến thăm hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hiệp thôn Bình Lê, xã Lan Giới, huyện Tân Yên được Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp cacbon thấp (Dự án LCASP) hỗ trợ xây dựng hầm biogas 24,4m3 từ năm 2018, đến nay, công trình đã đem lại kết quả đáng mừng.

Ông Hiệp phấn khởi chia sẻ với chúng tôi: Trước kia gia đình chăn nuôi tự phát 10 con lợn và 100 vịt đẻ trứng để làm kinh tế. Chất thải phải xả ra xung quanh,  sức khỏe của các thành viên trong gia đình ảnh hưởng rất nhiều do mùi hôi từ phân lợn, phân vịt bốc lên, hàng xóm láng giềng xung quanh cũng thường xuyên kêu ca, ông luôn trăn trở.

Từ khi được Dự án hỗ trợ xây dựng hầm biogas toàn bộ chất thải chăn nuôi của gia đình đưa xuống hầm để xử lý. Môi trường xung quanh sạch sẽ không còn hôi thối nữa. Qua đợt dịch tả lợn châu Phi gia đình ông Hiệp cũng chưa mạnh dạn vào lợn, tuy nhiên nhờ bể biogas có sẵn ông mạnh chuyển hướng sang mở rộng đàn vịt đẻ lên 600 con vịt có lúc cao điểm lên tới 1.000 con vịt. “Nuôi vịt đẻ trên cạn xây bể không có ao nên nước tắm vịt và nước rửa chuồng được đưa thẳng xuống hầm biogas, gas đun cám, nấu nướng sinh hoạt thoải mái. Chuồng trại sạch sẽ, nước tắm thay mới thường xuyên nên vịt ít bị bệnh. Giờ đây, gia đình ông Hiệp không phải lo lắng nhiều về dịch bệnh mà chỉ cần chuyên tâm vào sản xuất” ông Hiệp vui vẻ nói.

Sau 2 năm hoạt động hầm biogas hiệu quả, khí gas giúp gia đình ông Hiệp đun nấu cám lợn, đun nấu sinh hoạt thoải mái, mỗi tháng tiết kiệm được khoảng 400 nghìn đồng tiền mua gas. Sắp tới khi số lượng vịt và lợn nhiều lên, khí gas thừa gia đình đun nấu không hết, ông sẽ chuyển sang đốt đèn úm gà để nuôi thêm. Ông Hiệp cũng cho biết ở nhiều hộ xung quanh gia đình ông cũng mở rộng chăn nuôi nhưng chưa có hầm biogas thấy gia đình ông sử dụng có hiệu quả cũng sang học tập để về áp dụng vào chăn nuôi trong gia đình.

Theo bà Nguyễn Thị Oanh - Cán bộ điều phối viên của Dự án cho biết, biogas là khí sinh học do một số vi khuẩn phân giải kỵ khí chất hữu cơ tạo ra. Nguyên liệu cho sản xuất khí sinh học là chất hữu cơ, phân động vật, lá thân cỏ cây, nước thải,… Các nguyên liệu đó được ủ trong bể, túi kín kỵ khí để hình thành khí CH4 dễ cháy. Đây là một trong những giải pháp nhằm quản lý bền vững nguồn chất thải chăn nuôi cũng như chất thải sinh hoạt tại nông thôn. Các hộ tham gia chương trình được hỗ trợ xây dựng và tập huấn hướng dẫn cách thức vận hành hầm biogas an toàn và hiệu quả. Công trình khí sinh học được xây dựng trên địa bàn huyện đã góp phần tích cực trong việc xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ.

Với sự “trợ giúp” của hầm biogas để xử lý chất thải, từ đàn vịt trên 600 con mỗi năm gia đình ông Hiệp cũng thu được từ 100 – 120 triệu đồng và tiết kiệm được số tiền không nhỏ từ mua ga đun nấu. Mô hình biogas của Dự án LCASP đã góp phần trong việc giúp các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ mở rộng quy mô, yên tâm làm kinh tế không còn lỗi lo ô nhiễm môi trường sống và bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Bài, ảnh: Minh Nga

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên