LCASP: Xử lý chất thải rắn làm phân bón hữu cơ góp phần làm sạch môi trường
Lượt xem: 209  | Ngày đăng: 03/01/2022

Mô hình ứng dụng công nghệ xử lý chất thải rắn làm phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp của Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp (LCASP) tỉnh Bắc Giang đang được đẩy mạnh tuyên truyền nhân rộng ở các địa phương, tận dụng phế phụ phẩm dư thừa của sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra nguồn phân hữu cơ dồi dào dinh dưỡng bón cho cây trồng, giúp người dân điạ phương sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất.

Đến thăm mô hình chăn nuôi của gia đình ông Nguyễn Văn Bình thôn Am Ngàn, xã An Dương, huyện Tân Yên, bắt đầu chăn nuôi từ năm 1996, sau đó thấy hiệu quả từ chăn nuôi lợn ông đầu tư xây chuồng để mở rộng quy mô chăn nuôi. Năm 2019, do công tác phòng dịch và bảo vệ môi trường được gia đình quan tâm đặt lên hàng đầu nên trang trại gia đình ông không bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn Châu phi. Ông Bình cho biết, mỗi năm, bình quân gia đình nuôi 100 -120 con lợn. Từ đầu năm đến nay gia đình đã bán 18 con lợn thịt với giá bán 75.000 đồng/kg lợn hơi thu được 150 triệu đồng.

Với lượng chất thải từ chăn nuôi mỗi năm là rất lớn nên năm 2020 gia đình đăng ký tham gia mô hình ứng dụng công nghệ xử lý chất thải rắn làm phân bón hữu cơ và được dự án LCASP hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng hố ủ phân với diện tích 50m2. Từ khi có hố ủ phân đã giúp gia đình xử lý bớt chất thải rắn trong nuôi lợn, không còn hiện tượng quá tải của hầm biogas, chuồng trại sạch sẽ giúp hạn chế mầm bệnh lây lan cho vật nuôi. Hơn nữa, phương pháp ủ phân trên hố ủ khá đơn giản, lượng phân được phối trộn theo tỉ lệ 1 tấn phân chuồng; men ủ vi sinh 02 gói; đường hoặc nước rỉ mật 02 kg và chất độn là các loại cây phân xanh, rơm, rạ, trấu, mùn cưa,… Các lớp nguyên liệu ủ lần lượt là lớp chất độn dày 15- 20cm, rộng 1,5 - 2m, sau đó rải phân chuồng, hòa men ủ và rỉ mật tưới đều lên trên mặt; tiếp tục rải các lớp tiếp theo đến khi hết nguyên liệu. cứ 7 - 10 ngày đảo 1 lần, thời gian 30 ngày toàn bộ chất thải trong hố ủ phân sẽ được vi sinh vật phân huỷ thành phân hữu cơ mịn, tơi xốp và không mùi để bón cho cây trồng rất tốt. Từ nguồn phân đó, đem bón cho cây trồng như lúa, dưa lê … nên gia đình tiết kiệm được một khoản đáng kể chi phí mua phân bón hóa học. Nhận thấy hiệu quả của mô hình đem lại nhiều hộ dân xung quanh đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm.

Anh Dương Thế Khoa, cán bộ điều phối viên Dự án LCASP tỉnh Bắc Giang chia sẻ, mô hình xử lý chất thải rắn làm phân bón hữu cơ góp phần xử lý triệt để chất thải chăn nuôi, tạo nên nguồn phân bón hữu cơ đạt chất lượng, phân bón sau khi ủ sẽ góp phần cải tạo đất, cung cấp lượng dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, sạch bệnh, khả năng chống chịu tốt hơn so với phân bón hóa học và giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái. Mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực cần khuyến cáo nhân ra diện rộng.

Bài, ảnh: Trần Vĩnh

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên