Tân Yên: Tổ hợp tác chăn nuôi dê thịt, hiệu quả cao
Lượt xem: 198  | Ngày đăng: 03/01/2022

Theo lời giới thiệu của anh Dương Văn Cường, cán bộ phụ trách nông nghiệp của xã Lan Giới, huyện Tân Yên, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi vỗ béo dê thịt đem lại hiệu quả kinh tế cao của Tổ hợp tác liên kết chăn nuôi dê thịt xã Lan Giới.

Được thành lập từ năm 2017, xuất phát điểm của các thành viên trong tổ chỉ là 5 - 8 hộ, chuồng trại chăn nuôi nhỏ lẻ. Đến nay, Tổ hợp tác có 14 hộ tham gia liên kết cùng chăn nuôi dê thịt, đồng thời quy mô nuôi được mở rộng lên tới hơn 2.000 con dê thịt.

Anh Bùi Văn Sâm, Tổ trưởng tổ hợp tác chia sẻ, trước kia các hộ dân ở đây chủ yếu là chăn nuôi lợn. Nhưng sau nhiều năm chăn nuôi lợn gặp rủi ro, các hộ đã cùng nhau tìm hiểu, học tập nhiều mô hình chăn nuôi dê tiêu biểu và cùng nhau quyết định chọn nuôi vỗ béo dê đực lấy thịt.

Những năm đầu mới nuôi, mỗi hộ cũng chỉ nuôi vài chục con, xong nhận thấy hiệu quả kinh tế đem lại nên dần mở rộng quy mô. Gia đình anh Bùi Văn Sâm đang nuôi 40 con chia sẻ, con giống 100% là dê đực được nhập từ Thái Lan, có trọng lượng 20- 22 kg/con. Sau thời gian nuôi vỗ béo từ 3- 4 tháng cho xuất chuồng, đạt trọng lượng 38- 40 kg/con là xuất bán. Với giá bán giao động từ 140.000- 160.000 đồng/kg, trừ hết mọi chi phí đem lại lợi nhuận 1.450.000 đồng/con.

Tham gia Tổ hợp tác, các hộ chăn nuôi dê đều thấy yên tâm về giá mua giống và ổn định về giá bán nên nhiều hộ đã mạnh dạn tăng đàn nuôi hàng trăm con/lứa. Tiêu biểu như hộ anh Hoàng Văn Mừng thời điểm ban đầu nuôi 100- 200 con đến giờ anh nuôi 400-500 con dê thịt, đem lại hợi nhuận hàng trăm triệu đồng.

Để đàn dê tăng trọng nhanh, khỏe mạnh đạt tăng trọng , người nuôi cần chọn những con dê đực tương đối đều về trọng lượng, thân hình cân đối, săn chắc, đùi nổi bắp thịt; ngực nở và sâu; lưng phẳng, rộng; chân khỏe, da mềm mại, lông mượt... Bên cạnh đó, việc quản lý đàn dê cũng rất quan trọng. Khi bắt giống phải theo dõi về điều kiện tiêm phòng các loại vắc xin trước đó để tiếp tục tiêm phòng các mũi tiêm sau.  Cần tiên phòng cho dê một số loại bệnh như bệnh đậu, bệnh tụ huyết trùng, bệnh lở mồm lonh móng… Phun định kì 2 tuần/lần cho dê bằng một trong các thuốc sát trùng chuồng trại như Abuitox, Amitaz, Hantox 200... Trong một năm nên chỉ vào đàn hai lần, mỗi lứa cách nhau 1 tháng để vệ sinh và tẩy khử trùng khu chuồng nuôi đảm bảo cho lứa sau.

Ngoài ra, cần chú ý thực hiện đầy đủ và nghiêm túc công tác kiểm dịch khi vận chuyển, xuất và nhập dê dưới sự giám sát của cơ quan thú y có thẩm quyền để khống chế sự lây lan dịch bệnh từ bên ngoài vào cơ sở chăn nuôi dê và ngược lại.

Anh Dương Văn Cường, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Lan Giới cho biết các hộ chăn nuôi dê đều là những hộ rất ham học hỏi và trao đổi kinh nghiệm về kỹ huật chăn nuôi dê thịt từ đó rút ra kinh nghiệm nuôi lứa sau cao hơn lứa trước. Đồng thời, rất sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi dê cho các hộ có nhu cầu chăn nuôi trong và ngoài xã.

Bài, ảnh: Bình Yên

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên