Kỹ thuật chăm sóc bò mang thai tránh đẻ non
Lượt xem: 222  | Ngày đăng: 02/01/2022

Một trong những nguyên nhân khiến bò đẻ non đó là trong quá trình bò đang chửa to, bò bị xua mạnh khiến bò đẻ non, đẻ thiếu tháng. Do vậy, trong quá trình chăm sóc bò cái mang thai, ngoài khâu chọn giống thì cần phải chăm sóc bò đúng kỹ thuật, cho ăn uống đầy đủ: mỗi ngày 30-35 kg cỏ tươi, 2 kg rơm ủ, 1kg thức ăn tinh (ngô, cám,…), 25- 30gr muối, 30-40 gr bột xương. Không bắt bò làm những việc nặng như: cày bừa, kéo xe,… tránh xua đuổi mạnh đối với bò đang có chửa tháng thứ 3, tháng thứ 7, thứ 8 và thứ 9.

Bệnh sẩy thai truyền nhiễm là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh và mạnh ở trâu, bò, lợn, dê, cừu, chó, nhựa và cả người (hậu sản, sốt cách nhật). Gây bệnh ở bò là do vi khuẩn brucella abortus bovis với đặc điểm quan trọng nhất của bệnh là gây sẩy thai lúc 5-8 tháng của thai kỳ ở bò chửa và viêm tinh hoàn ở con đực. Bò bệnh chỉ sẩy thai một lần sau khi nhiễm bệnh, những lần chửa sau đó hoàn toàn bình thường.Vi khuẩn chứa nhiều trong bào thai, màng ối, dịch dạ con và có thể bài thải qua sữa.

Bệnh có thể truyền lây trực tiếp từ gia súc mắc bệnh cho con khỏe qua tiếp xúc, giao phối, qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, sữa, nước tiểu, phân, nước ối, tinh dịch...có chứa mầm bệnh.

1. Triệu chứng:

Bò nhiễm bệnh có thể ăn uống bình thường. triệu chứng điển hình là hiện tượng sẩy thai hoặc đẻ non và sót nhau, viêm màng nhau thai.

Ở bò đực, dương vật sưng đỏ, dịch hoàn viêm sưng nóng, đau (có thể một hoặc cả hai), sau sốt và bỏ ăn, nếu không điều trị kịp thời thì dịch hoàn sẽ teo, chất lượng tinh giảm.

Thường có hiện tượng viêm khớp chân, có khối u ở khớp do hiện tượng tăng sinh (nhất là khớp đầu gối), khớp vẹo lệch làm cho bò đi lại khó khăn.

2. Bệnh tích:

Bệnh tích trên bào thai: vỏ bọc thai dày lên có nhiều điểm xuất huyết trên cuống và nhau thai có nhiều điểm hoại tử dạng hạt màu vàng trắng, bờ mặt đục, biến màu, mềm nhũn, có mủ.

Con đực, dịch hoàn vùng thượng hoàn sưng to gấp 2-3 lần bình thường, màng ngoài đường sinh dục dày, có khi bị viêm khớp u mềm có mủ, gan, lách sưng đến hoại tử.

3.Chẩn đoán:

-Không thể chẩn đoán chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng.

-Có thể nuôi cấy tìm brucella từ bào thai, dịch dạ con, âm đạo.

-Chẩn đoán xét nghiệm máu hay sữa bằng phản ứng ngưng kết hay elisa để phát hiện kháng thể, phát hiện gia súc nhiễm bệnh là chiến lược để phòng bệnh lây lan.

4. Phòng bệnh:

-Không có chỉ định điều trị bệnh này.

-Tiêm phòng vacxin cho bê hậu bị lúc 2-4 tháng tuổi  hoặc 4-12 tháng.

-Định kỳ kiểm tra mẫu máu và sữa nhằm phát hiện sớm bò mang mầm bệnh. Bò bệnh phải loại thải giết thịt là biện pháp tốt nhất để tránh lây lan.

-Gia súc mới nhập về phải cách ly khoảng 30 ngày để theo dõi và chỉ cho nhập đàn khi xét nghiệm âm tính và đã tiêm vacxin.

Bài: Nguyễn Linh

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên