Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi chim bồ câu
Lượt xem: 755  | Ngày đăng: 02/01/2022

Nhờ mô hình nuôi chim bồ câu mà gia đình anh Chu Văn Ngân ở thôn Minh Đạo, xã Tân An, huyện Yên Dũng có nguồn thu nhập ổn định gần 200 triệu đồng/năm.

Nghiệp nuôi chim bồ câu đến với anh Ngân cách đây hơn 20 năm về trước. Tuy nhiên ban đầu anh cũng như những đình khác trong thôn chỉ nuôi vài đôi để tận dụng nguồn thức ăn tự có như ngô, thóc, gạo... Sau vài năm nuôi anh nhận thấy chim bồ câu là đối tượng tương đối dễ nuôi, ít bị bệnh, thời gian sinh sản ngắn. Vì vậy, anh nảy ra ý định nhân giống mở rộng quy mô để phát triển kinh tế gia đình. Để biến ý định thành hiện thực anh sử dụng quỹ đất vườn nhà để làm thêm chuồng, nhân và mua thêm giống về nuôi. Giống bồ câu được anh lựa chọn nuôi là bồ câu ta vì theo anh loại bồ câu này có chất lượng thịt thơm ngon và thời gian sinh sản có thể kéo dài đến chục năm. Một đôi chim bồ câu có thể sinh sản từ 8 đến 10 lứa/ năm. Sau khi ấp 16 - 18 ngày trứng nở, chim con được chim bố, mẹ chăm sóc tại chuồng, đến 40- 45 ngày khi đạt đủ cân nặng thì có thể xuất chuồng bán thương phẩm. Đặc biệt, giống bồ câu ta có ưu điểm dễ nuôi, có tính năng kháng bệnh tốt, cho nên hạn chế được rủi ro do thời tiết và dịch bệnh. Bên cạnh đó, thịt chim bồ câu ta cũng được thị trường ưa chuộng. Từ bán chim giống và chim thương phẩm gia đình anh có thu nhập ổn định, tiếp tục mở rộng quy mô. Đến nay, anh Ngân có tổng số 250 đôi chim bồ câu bố mẹ, mỗi tháng gia đình anh xuất bán khoảng 200 cặp chim thịt với giá 100.000 đồng/cặp, thu về 20 triệu đồng, trừ hết mọi chi phí còn lãi gần 10 triệu đồng.

Theo anh Ngân chim bồ câu tuy dễ nuôi nhưng trong quá trình chăm sóc cũng cần phải chú ý vệ sinh chuồng trại, thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng theo định kỳ, thức ăn, nước uống phải sạch sẽ... Đặc biệt khi điều kiện thời tiết thay đổi chim dễ bị bệnh nên cần chú ý phòng một số bệnh như tụ huyết trùng, bệnh đường ruột... “Với mục đích rút ngắn thời gian sinh sản giữa mỗi lứa thì việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Theo kinh nghiệm, tôi thường phối trộn 1/3 ngô, 1/3 gạo xay và cám gà đẻ với nhau. Như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí thức ăn mà vẫn đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cung cấp cho chim” – Anh Ngân chia sẻ.

Để có thêm kiến thức anh Ngân tích cực tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi do Trạm Khuyến nông huyện tổ chức. Từ đó giúp anh nắm vững hơn về kỹ thuật chăn nuôi và yên tâm duy trì phát triển mô hình.

Bà Đỗ Thị Hà- cán bộ khuyến nông xã Tân An cho biết, gia đình anh Ngân là một trong những hộ nuôi chim bồ câu nhiều của xã, cho hiệu quả kinh tế tương đối cao. Thời gian tới, địa phương tiếp tục hỗ trợ tư vấn kỹ thuật chăn nuôi để gia đình anh phát triển mở rộng mô hình bền vững.

Bài, ảnh: Kim Lan

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên