Lục Ngạn: Xã Nghĩa Hồ thay da đổi thịt nhờ cây có múi
Lượt xem: 726  | Ngày đăng: 02/01/2022

Huyện Lục Ngạn được thiên nhiên ưu đãi, với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng đặc trưng đã hình thành vùng cây ăn quả tập trung lớn nhất miền Bắc, với diện tích hơn 26.000 ha. Các loại trái cây của huyện Lục Ngạn dần khẳng định được thương hiệu, chất lượng trên thị trường trong và ngoài nước, có đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh; giải quyết được nhiều việc làm và giúp bà con nông dân giảm nghèo, nhiều hộ vươn lên làm giàu.

Nghĩa Hồ là xã đầu tiên của huyện Lục Ngạn về đích nông thôn mới với nhiều tiêu chí đạt ở mức cao như: Đường giao thông được cứng hóa; thu nhập bình quân đầu đạt gần 47 triệu đồng/năm, vượt so với quy định chuẩn quốc gia 29 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 1,3%; 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia… Từ UBND xã đi vào các thôn của Nghĩa Hồ, nhìn những ngôi biệt thự khang trang giữa những vườn cây ăn quả sai trĩu, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay da đổi thịt của vùng đất nơi đây. Theo chân cán bộ khuyến nông xã, chúng tôi tìm về nhà anh Dư Đức Hồng ở thôn Hồ Sen. Tiếp đón chúng tôi, ông niềm nở cho biết, trước đây, ngoài 1 mẫu trồng vải thiều, gia đình chủ yếu cấy lúa nhưng vùng đất này thiếu nước nên năng suất lúa đạt thấp lại nhận thấy các hộ lân cận trồng cây có múi thì tìm tòi, học hỏi rồi mạnh dạn chuyển diện tích cấy lúa sang trồng các loại cây có múi. Đầu tiên, anh trồng khoảng 100 cây cam lòng vàng, 200 cây cam đường canh, 100 cây bưởi Diễn, sau khi thu hoạch vụ đầu tiên, nhận thấy lợi nhuận từ các loại cây ăn quả mang lại, ông mạnh dạn mở rộng diện tích trồng cây có múi. Hiện, gia đình anh có hơn 1000 cây có múi các loại như cam lòng vàng, cam đường canh, bưởi diễn… Sau khi trồng, anh chịu khó mày mò, tìm hiểu và tham gia những lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây có múi theo VietGAP do phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm KN huyện tổ chức để trau dồi thêm kiến thức áp dụng vào thực tế vườn cây nhà. Mỗi năm gia đình thu nhập trung bình khoảng 6 tấn cam lòng vàng, 10 tấn cam Đường canh, hơn 7.000 quả bưởi Diễn, trên 10 tấn vải chính vụ… đem về doanh thu gần tỷ đồng. Hiện ông đang chuẩn bị chọn lựa những quả cam lòng vàng to, đẹp để tham dự Ngày hội Trái cây huyện Lục Ngạn lần thứ hai năm 2017.

Chia tay anh Dư Đức Hồng, chúng tôi sang nhà ông Trương Văn Báo, được biết năm 2008, ông chuyển diện tích trồng vải và cấy lúa sang trồng cây có múi, với trên 1 ha đất ông trồng khoảng 600 gốc cam lòng vàng, trên 1.500 gốc cam đường canh, trên 100 gốc bưởi diễn. Hàng năm ông thu hoạch được trung bình khoảng 10 tấn Cam lòng vàng, gần 20 tấn cam Đường canh, 3.000 quả Bưởi Diễn… với giá bán trung bình từ 25.000 – 30.000 đồng/kg cam lòng vàng, 35.000 – 40.000 đồng/kg cam đường canh, 15.000 – 25.000 đồng quả bưởi Diễn… đem lại doanh thu hàng tỷ đồng. Với nụ cười tươi rói, ông hào hứng cho biết thêm, năm ngoái, sản phẩm Cam lòng vàng của gia đình ông được chọn tham gia Ngày hội trái cây Lục Ngạn lần thứ nhất và được giải. Với những thành quả đạt được, ông được Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng Bằng khen vì đã có thành tích sản xuất giỏi, tiêu biểu của huyện Lục Ngạn năm 2016.

Xã Nghĩa Hồ ngày càng thay da đổi thịt, trái ngọt bốn mùa đã góp thêm hương sắc cho vùng đất này và làm giàu cho không ít hộ dân nơi đây. Nông dân Nghĩa Hồ cũng như nông dân huyện Lục Ngạn đang mong muốn xây dựng thương hiệu trái cây riêng để quảng bá sản phẩm, góp phần phát triển vùng cây ăn quả bền vững.

Bài, ảnh: Nguyễn Khương

 

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên