Dự án LCASP: Thay đổi tập quán chăn nuôi giúp hộ nghèo phát triển bền vững
Lượt xem: 729  | Ngày đăng: 02/01/2022

Nhiều năm nay, người dân ở xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên phải sống chung với mùi hôi thối, nước thải bẩn từ các hộ chăn nuôi tự phát ngay. Có những hộ điều kiện kinh tế còn hạn hẹp, không có địa bàn để đầu tư phát triển chăn nuôi bài bản đã tự chăn nuôi nhỏ lẻ ngay trong khu đông dân cư. Bao trùm khắp thôn xóm là mùi hôi xộc thẳng vào mũi khiến người qua đường nghẹt thở dù cho mỗi hộ có chăn nuôi ít vài con cũng gây ô nhiễm môi trường rất nhiều.

Xuất phát từ thực tế trên, Dự án hỗ trợ nông nghiệp Các bon thấp LCASP phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên triển khai chương trình hỗ trợ các hộ trong chế độ chính sách hộ nghèo, cận nghèo, gia đình neo đơn… 5 triệu đồng để xây dựng 01 công trình hầm khí biogas.

Chị Nguyễn Thị Khánh ở thôn Đồng Phương – xã Ngọc Thiện là gia đình hộ cận nghèo, có truyền thống chăn nuôi lâu đời để phát triển kinh tế. Trước đây, chị Khánh chăn nuôi rất khó khăn vì phân thải ra không biết thải ra đâu, hàng ngày chị phải hót phân từ chuồng gánh đi đổ ở xa hoặc xả thải ra ngoài vì hàng xóm kêu ca, phàn nàn không thể chăn nuôi được. Hiện, gia đình đang chăm nuôi 1 con lợn sề và 10 con lợn thịt. Để đảm bảo vệ sinh môi trường, thôn xóm và lại có khí gas dùng cho sinh hoạt, chị đã tìm hiểu và quyết định vay ngân hàng đầu tư xây hệ thống hầm biogas hơn 20m3 để phục vụ cho chăn nuôi của gia đình. Sau khi đăng ký xây dựng, gia đình chị được tổ thợ xây của Dự án LCASP đến tận nơi thi công xây, hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản hầm, định kỳ đến thăm và bảo trì theo yêu cầu. Từ khi xây xong hầm biogas có nhiều hộ xung quanh thấy lợi ích thiết thực đã đến nhà chị Khánh tham quan và muốn học tập theo.

Công trình hầm khí biogas nhà chị Khánh có 2 bể, bể 1 chứa các chất thải từ chăn nuôi và bể tự hoại của gia đình, bể 2 chứa nước đã qua xử lý lần một, còn lại nước thải xử lý ở bể 2 chị xây cống ngầm cho chảy thẳng ra rãnh thoát nước chung của xó. Nước thải từ hầm biogas đã qua xử lý ra ngoài rất sạch, không có mùi như trước nên các hộ dân xung quanh không còn phàn nàn về việc chăn nuôi của gia đình chị nữa. Khí gas được lấy ra từ hầm, gia đình chị sử dụng thoải mái để nấu thức ăn và nấu cám, tiết kiệm được khoảng 400.000đồng/tháng tiền gas phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Từ đó giúp gia đình chị yên tâm chăn nuôi để phát triển kinh tế.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên cho biết, trong chương trình phối hợp với Ban quản lý Dự án LCASP, chính sách hỗ trợ đối với các hộ trong chế độ của Nhà nước được huyện đánh giá cao, giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn yên tâm sản xuất và thay đổi tập quán chăn nuôi cũ, tránh xả thải trực tiếp phân ra ngoài môi trường, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững.

Bài, ảnh: Minh Nga

 

 

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên