Gieo thẳng lúa xuân ở Thái Bình
Lượt xem: 240  | Ngày đăng: 02/01/2022

Gieo sạ - một biện pháp kỹ thuật không phải là mới với nông dân trồng lúa, nó là biện pháp phổ biến cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ở Thái Bình, gieo sạ cũng đã được khuyến cáo từ những thập niên 70, chủ yếu là bỏ hạt theo hàng, hoặc gieo vãi. Sáng kiến sản xuất dụng cụ sạ hàng kéo tay từ ĐBSCL được nông dân Thái Bình đón nhận cùng cơ chế hỗ trợ của các địa phương.
Số lượng dụng cụ sạ hàng kéo tay đã được mua ở vụ xuân 2009 lên tới gần 1.000 chiếc, diện tích sạ hàng tăng gấp 5 lần. Vụ xuân 2007, gieo sạ và sạ hàng cải tiến bằng dụng cụ mới chỉ được vài ha cả tỉnh, mặc cho sạ và sạ hàng đã được các cán bộ kỹ thuật của ngành NN Thái Bình làm mô hình hẹp từ đầu những năm 2003, chỉ đến vụ xuân 2008, do rét đậm rét hại kéo dài, lúa chết và gieo sạ được khuyến cáo mở rộng như một biện pháp tình thế vì thời vụ đã muộn và không kịp làm mạ bổ sung, khi đó diện tích gieo thẳng và sạ hàng của cả tỉnh mới đạt hơn 800 ha. Sở NN&PTNT đã chỉ đạo tổng kết giải pháp này, tính hiệu quả, tiết kiệm và năng suất cùng một giống giữa cấy và sạ hàng không thua kém nhau, nhiều điểm, nhiều hộ còn cho năng suất cao hơn.
Vụ xuân 2009, gieo sạ hàng cải tiến chính thức được đưa vào đề án sản xuất vụ xuân, được UBND tỉnh triển khai từ rất sớm, cùng với cơ chế của tỉnh, nhiều huyện đã có những chính sách khuyến khích mạnh về giống, diện tích và hỗ trợ dụng cụ sạ hàng. Huyện có chính sách mạnh mẽ nhất là Đông Hưng, với chính sách hỗ trợ 50% giá mua dụng cụ sạ kéo tay, hỗ trợ 50% tiền giống, thuốc trừ cỏ cho các địa phương quy vùng và hợp tác gieo sạ từ 5 ha trở lên. Chính vậy, Đông Hưng vụ này đã đưa vào 300 dụng cụ sạ hàng và diện tích sạ hàng của Đông Hưng là 1.752 ha - chiếm gần nửa diện tích sạ hàng của tỉnh (trên 4.000 ha).
Thành công của giải pháp canh tác lúa bằng phương thức sạ hàng, tính ưu việt, tính phù hợp của nó ở giai đoạn hiện nay và những năm sau là một tất yếu khách quan, vì:
Sự chuyển dịch của lực lượng lao động đang diễn ra mạnh mẽ, lao động còn ở nông thôn chủ yếu là người già, phụ nữ trung tuổi và trẻ em, những lực lượng tinh nhuệ nhất thì đã đi làm ăn xa, vào các khu công nghiệp.
Sạ hàng cải tiến đơn giản, tiết kiệm hạt giống, tiết kiệm đáng kể công lao động phổ thông của các khâu: làm mạ, cấy. Theo tính toán, mỗi ha sạ hàng tiết kiệm chi phí 3,5-4 triệu đồng. Năng suất lúa sạ hàng không thua kém cấy bằng mạ, nhờ gieo sạ, thời vụ và các biện pháp kỹ thuật được áp dụng đồng bộ hơn, giống, cơ giới các khâu làm đất, bón phân, phun thuốc trừ cỏ, thuốc sâu bệnh, và có thể chính nhờ sạ hàng sẽ tạo ra áp lực cùng với cơ khí hoá cho việc dồn đổi ruộng đất vào 1 mảnh hoặc nhiều hộ 1 mảnh, để các tiến bộ về san phẳng ruộng bằng hệ thống định vị tự động, liên kết làm giống, gặt đập liên hợp... ứng dụng hiệu quả hơn.

Theo Báo nông nghiệp.

Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên