Tuyên Quang: Nâng cao thu nhập nhờ nuôi ong mật
Lượt xem: 329  | Ngày đăng: 03/10/2022

Phát huy lợi thế về địa hình và diện tích rừng với điều kiện thời tiết thuận lợi, những năm gần đây một số hộ dân ở xã Sơn Phú, huyện Na Hang (Tuyên Quang) đã phát triển nghề nuôi ong lấy mật, đem lại nguồn thu nhập ổn định, trong số đó có gia đình ông Phùng Thanh Tiến tại thôn Nà Mu.

 

Gia đình anh Phùng Thanh Tiến, thôn Nà Mu là một trong những hộ nuôi ong lâu năm nhất tại địa phương, tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có anh đã chọn nuôi ong lấy mật làm kế sinh nhai và phát triển kinh tế cho gia đình. Thời gian đầu, gia đình anh chỉ nuôi 4 đến 5 đàn ong rừng phục vụ nhu cầu gia đình nhưng khi mật ong của gia đình anh được nhiều người ưa chuộng, đặt mua, anh nghĩ cách nuôi ong lấy mật để bán.

Để theo đuổi nghề nuôi ong, anh Phùng Thanh Tiến, cũng đã trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, ban đầu do chưa có kinh nghiệm, đầu ra không ổn định nên ong hao hụt, thua lỗ, tách đàn, bệnh tật. Sau khi được tham gia tập huấn và đúc rút được kinh nghiệm nuôi ong qua những lần thất bại trước đó, sau hơn 20 năm gắn bó với nghề, đến nay gia đình anh đã duy trì nuôi gần 30 đàn.

Anh Phùng Thanh Tiến còn tham gia Hợp tác xã nuôi ong trong xã và thu mua, đóng chai sản phẩm mật ong Sơn Phú cho các hộ dân trong thôn. Từ đầu năm đến nay, anh đã tiêu thụ cho bà con trong thôn với trên 200 lít mật được đóng chai thể tích 500ml có giá bán 250.000 đồng/chai. Ngoài ra, nhiều hộ nuôi ong có trên 20 đàn như: anh Chúc Càn Sai, thôn Nà Mu; anh Đặng Văn Dấu, thôn Phia Chang; Phùng Văn Cường, thôn Nà Lạ… Đến nay đã cho thu nhập khoảng từ 10 đến 20 lít/năm.

Theo chia sẻ của anh Tiến, nghề nuôi ong lấy mật không khó, nhưng đòi hỏi người nuôi phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ và am hiểu về các đặc tính của chúng. Nuôi ong đã mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình anh do không tốn diện tích đất, chi phí đầu tư ban đầu thấp và đặc biệt không tốn nhiều công chăm sóc.

 
Anh Tiến (áo xanh) chuẩn bị quay mật cho đàn ong của gia đình

Tận dụng lợi thế vùng rừng tự nhiên rộng lớn, được bảo vệ với nhiều loại cây rừng, hoa rừng, xã Sơn Phú đã khuyến khích bà con nhân đàn, kết hợp với trồng rừng để tạo nguồn thức ăn dồi dào cho ong. Đồng chí Nông Văn Ngân, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú cho biết: Hiện nay toàn xã có 26 hộ nuôi ong với trên 238 đàn ong, bình quân mỗi năm cho trên 1.000 lít mật. Nghề nuôi ong được người dân địa phương đầu tư vốn, nhân lực không nhiều, nhưng đem lại nguồn thu nhập ổn định. Đặc biệt, tạo chuỗi liên kết hiệu quả giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, phát triển các hộ nuôi ong theo hướng sản xuất hàng hóa.

Nhờ nuôi ong lấy mật, nhiều hộ dân ở xã Sơn Phú đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Để có được sản phẩm mật ong chất lượng, sản lượng tăng lên theo hàng năm, người tiêu dùng đánh giá tốt thì vấn đề cốt lõi nhất là phải giữ rừng. Mật ong ở Sơn Phú khác hơn so với mật ong ở những nơi khác là hoàn toàn nuôi theo tự nhiên, như được kết tinh từ những loại hoa rừng, tạo nên một sản phẩm không lẫn vào đâu được, nhờ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra sản phẩm, thương hiệu ổn định vừa tăng hiệu quả giá trị kinh tế của mật ong địa phương./.

Vũ Ngọc Tuyên

Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang

Vũ Ngọc Tuyên Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang
trung tâm khuyến nông Quốc gia
Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên