Lào Cai: Cải tiến phương pháp, cách tiếp cận đầu tư/ hỗ trợ mô hình khuyến nông
Lượt xem: 287  | Ngày đăng: 23/02/2023
Trước yêu cầu mới, nhiệm vụ mới đòi hỏi công tác khuyến nông cần đổi mới cả về “tổ chức, nội dung và phương pháp hoạt động”. Ngoài việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về hoạt động tổ chức sản xuất, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu...; rất cần thay đổi tư duy và cách tiếp cận khuyến nông.

Trên 60% mô hình khuyến nông của tỉnh Lào Cai năm 2021- 2022 đã và đang vận dụng phương pháp, cách tiếp cận đầu tư/hỗ trợ mô hình khuyến nông ở cấp cộng đồng (các mô hình đề xuất theo phương pháp này đã được UBND tỉnh phê duyệt thực hiện tại QĐ số 2084/QĐ-UBND ngày 21/6/2021, số 2084/QĐ-UBND ngày 21/6/2021 và số 1585/QĐ-UBND ngày 15/7/2022). Cách tiếp cận này được được chính quyền địa phương, người dân hưởng lợi mô hình và người dân các xã lân cận đánh giá cao về phương pháp và hiệu quả mô hình. Một số địa phương đã vận dụng duy trì và nhân rộng trên địa bàn.

Mục đích của phương pháp

Phương pháp này đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút tối đa nguồn lực trong cộng đồng, doanh nghiệp và nhân dân, giúp nông dân “tự tin, mạnh dạn đầu tư, đặc biệt thay đổi tư duy sản xuất và có trách nhiệm với chính sản phẩm mà nông dân đảm nhận vai trò chủ đầu tư, từ đó góp phần xóa đói giảm nghèo ổn định, an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc vùng cao, miền núi.

Nội dung, bản chất của phương pháp

Cải tiến phương pháp, cách tiếp cận đầu tư/hỗ trợ mô hình khuyến nông ở cấp cộng đồng là tác động, can thiệp thay đổi “Tư duy và thái độ” của nông dân trong cách làm, cách đầu tư trong nông nghiệp, nâng cao hiệu quả chất lượng mô hình khuyến nông, tức là “Tháo gỡ những rào cản về tư duy cũ, giải phóng, bật mầm năng lực, sáng tạo con người từ bên trong”;

Cải tiến phương pháp, cách tiếp cận đầu tư/hỗ trợ mô hình khuyến nông ở cấp cộng đồng là mô hình Nhà nước và Nhân dân “cùng làm”, trong đó Nhà nước đảm nhận vai trò định hướng trao “cần câu” cung cấp chính sách, bộ công cụ, phương tiện; nông dân đảm nhận vai trò ‘chủ đầu tư - góp vốn” chính trong việc thực hiện các hạng mục sinh kế của gia đình/cộng đồng.

Thực tế trong 3 năm, từ 2020 đến 2022 Trung tâm khuyến nông và DVNN tỉnh Lào Cai đã chủ động và mạnh dạn cải tiến phương pháp, cách tiếp cận đầu tư/hỗ trợ mô hình khuyến nông ở cấp cộng đồng. Có thể kể đến một số mô hình sau:

(1) Mô hình chăn nuôi lợn thịt bản địa an toàn dịch bệnh, hiệu quả, bền vững dựa vào quản lý cộng đồng, thực hiện tại xã Nậm Đét (Bắc Hà). Nông dân mạnh dạn, tự tin góp vốn/đầu tư 100% lợn giống và 30% thức ăn chăn nuôi; Nhà nước hỗ trợ về công cụ, phương pháp, tư  duy, thái độ (khoa học kỹ thuật, thị trường và 70% thức ăn chăn nuôi).

Sau 07 tháng thực hiện, đàn lợn có trọng lượng bình quân 78 kg/con (đạt 110% so với kế hoạch), sản lượng đạt 125% so với kế hoạch. Chất lượng thịt thơm ngon, tăng giá trị thu nhập cho người chăn nuôi 52% so với chăn nuôi đại trà, vượt 37% so với mục tiêu kế hoạch. 100% hộ tham gia mô hình được nâng cao năng lực, tay nghề, trình độ, tư duy, thái độ sản xuất, kỹ năng để tạo ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt, thay đổi nhận thức của người chăn nuôi, từng bước không còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước về giống, thức ăn...; phát huy tính tự chủ của người dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đầu tư kinh phí thực hiện mô hình. Mô hình đã lan tỏa, nhận rộng trên địa bàn sau khi kết thúc.

Kết quả mô hình chứng minh cho các hộ chăn nuôi thấy được việc tổ chức chăn nuôi lợn thịt bản địa an toàn sinh học dựa vào quản lý cộng đồng là hướng đi an toàn, ít rủi ro trước nguy cơ dịch bệnh, chất lượng sản phẩm được nâng lên từ đó nâng cao được giá trị gia tăng và phát triển chăn nuôi một cách bền vững trước những biến động của thị trường và góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho cho đồng bào dân tộc vùng cao, miền núi, giúp ổn định an sinh xã hội.

Từ thành công, cách tiếp cận/cách làm của mô hình khuyến nông tiếp tục tham mưu đề xuất, tư vấn các địa phương tiếp tục nhân rộng, lan tỏa sang các xã/huyện khác trong năm 2022 (cụ thể là thực hiện tại xã Nậm Chày huyện Văn Bàn, xã Lùng Khấu Nhin huyện Bắc Hà, xã Phìn Ngan huyện Bát Xát, xã Bản Sen huyện Mường Khương...)

(2) Mô hình xây dựng vườn giống quế đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng phục vụ nhu cầu thị trường, thực hiện tại xã Cốc Lầu. Hộ tham gia mô hình tự tin góp vốn/đầu tư 100% hạt giống quế, mặt bằng vườn ươm, cọc, phân hữu cơ; nhà nước hỗ trợ về công cụ, phương pháp, tư  duy, thái độ (khoa học kỹ thuật, thị trường, phân bón hóa học, túi bầu, vôi, lưới che). Kết quả các hộ thực hiện trên 1.200.000 nghìn bầu, vượt 140% so với kế hoạch đề ra. Kết quả mô hình có sức lan tỏa và có khả năng nhân rộng ở các vụ sau; đặc biệt thay đổi tư duy, thái độ của nông dân về sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung đảm bảo chất lượng tốt, nông dân lựa chọn được giải pháp canh tác phù hợp.

(3) Mô hình cải tiến tổ chức quản lý sản xuất quế hữu cơ bền vững theo chuỗi giá trị, thực hiện tại 4 xã (Bản Cái, Nậm Lúc và Nậm Tha, Liên Phú - huyện Bắc Hà). Hộ tham gia mô hình sẵn sàng góp vốn/đầu tư 100% vật tư thực hiện mô hình; nhà nước hỗ trợ công cu, phương pháp nhằm cán tiếp thái độ, tư duy làm nông nghiệp. Kết quả 100% các hộ dân tham gia mô hình có khả năng tổ chức sản xuất quế hữu cơ; thực hiện thành thạo việc sơ chế, bảo quản 1 số sản phẩm từ quế như hàng ống điếu, ống sáo, chặt vuông, thuốc lá, bột quế tại địa phương; xã hưởng lợi duy trì bền vững vùng sản xuất quế hữu cơ đạt 584 ha/238 hộ vượt chỉ tiêu kế hoạch (vượt 18%); các hộ đạt chứng nhận nông nghiệp bền vững đạt 100%. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất canh tác đạt trên 180 triệu đồng; giá trị thu nhập của các hộ tham gia mô hình cao hơn so với sản xuất đại trà; 100% hộ tham gia mô hình được nhận thưởng từ việc sản xuất quế hữu cơ từ các doanh nghiệp chi trả; địa phương bước đầu xây dựng được các vùng nguyên liệu sản xuất quế hữu cơ và hình thành mối liên kết tiêu thụ sản phẩm; mô hình kết nối cùng doanh nghiệp lớn trong ngành hàng quế thực hiện thúc đẩy địa phương tổ chức sản xuất nông nghiệp tiên tiến (sản xuất nông nghiệp hữu cơ).

Các hộ dân được hướng dẫn kỹ thuật sơ chế, bảo quản sản phẩm từ quế 

(4) Mô hình trình diễn phát triển sản xuất lúa nếp dâu địa phương gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà. Nông dân tự tin, mạnh dạn đầu tư 100% giống lúa; nhà nước hỗ trợ công cụ, phương pháp, khoa học kỹ thuật, thị trường và phân bón. Kết quả năng suất đạt 43,06 tạ/ha, đạt 107,7% kế hoạch. Giá trị thu nhập của các hộ tham gia mô hình > 15% so với sản xuất đại trà. Kết thúc mô hình địa phương nhân rộng mô hình ở những năm tiếp theo tăng khoảng 5-10% tổng diện tích lúa nếp dâu trên địa bàn xã.

(5) Mô hình nâng cao năng lực quản lý tổ chức sản xuất cho HTX Thịnh Phong xây dựng thương hiệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dứa. Thông qua mô hình, HTX yên tâm góp vốn 100% giống, vật tư, phân bón; nhà nước hỗ trợ công cụ, phương pháp cán thiệp tư duy - thái độ cho HTX. Kết quả mô hình góp phần thay đổi nhận thức, tư duy nông dân về sản xuất; phát huy tiềm năng, lợi thế, tri thức bản địa, nội lực của địa phương, của hợp tác xã nông nghiệp về phát triển mô hình kinh tế tập thể kiểu mới, gắn với chuỗi giá trị, gắn với sản phẩm OCOP. Thông qua mô hình hỗ trợ xây dựng logo, tên sản phẩm, tem, nhãn sản và hộp đựng quả dứa tươi, giúp người tiêu dùng có thể nhận diện nguồn gốc, an tâm khi sử dụng, nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm, đồng thời nâng cao ý thức trong việc giữ gìn, quảng bá, phát triển nhãn hiệu sản phẩm của người sản xuất, cung cấp và chứng minh nguồn gốc xuất xứ, tạo sự minh bạch thông tin về sản phẩm “dứa Bản Lầu - Mương Khương” cho người tiêu dùng, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm.

Sản phẩm “dứa Bản Lầu - Mương Khương” tham gia chương trình OCOP, được hội đồng cấp tỉnh đánh giá đạt chất lượng 3 sao. Việc cung cấp và chứng minh nguồn gốc xuất xứ, tạo sự minh bạch thông tin về sản phẩm thông qua việc xây dựng logo, tên sản phẩm, tem, nhãn sản và hộp đựng “Dứa Bản Lầu - Mường Khương” là những tiêu chí, điều kiện để Hợp tác xã Thịnh Phong cung ứng dứa Mường Khương được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận vào hệ thống siêu thị Winmart với sản lượng khoảng 185 tấn, giá trị đạt 880 triệu đồng. Dứa Bản Lầu - Mương Khương tham gia và có mặt trên 1 số sàn thương mại điện tử, như: VINCOM/WinMart, Voso, facebook/Hội trồng dứa.

Cải tiến phương pháp, cách tiếp cận đầu tư/hỗ trợ mô hình khuyến nông cấp cộng đồng là cách làm mới trong công tác khuyến nông giai đoạn hiện nay, là tích hợp các bộ công cụ trong công tác khuyến nông nói riêng, nông nghiệp, bình đẳng giới nói chung nhằm triển khai, thực hiện hiệu quả chương trình, dự án, nhiệm vụ, hoạt động khuyến nông trong năm 2021- 2022, góp phần cụ thể hóa mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn của ngành và địa phương trong giai đoạn 2022 - 2025; Phát huy, khơi dậy tính sáng tạo, tự chủ của người dân trong hoạt động sản xuất NLN;

Phương pháp, cách tiếp cận này tạo cơ hội để nông dân tự tin, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đầu tư kinh phí để thực hiện mô hình (nông dân đầu tư từ 40 - 60% tổng kinh phí mô hình, giảm áp lực ngân sách nhà nước). Nông dân có trách nhiệm rõ nét trong việc đầu tư kinh phí, đồng thời sử dụng ngân sách được nhà nước hỗ trợ hiệu quả. Hạn chế những rủi ro do dịch bệnh gây hại với chính mô hình đó, vì nông dân họ xác định mô hình họ đầu tư là phải sinh lời, tạo lợi nhuận, góp phần thúc đẩy các trí thức bản địa sáng tạo ở cộng đồng;

Cách tiếp cận của mô hình này đang dần thay chỗ cho các mô hình Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí theo kiểu cho cả “cần câu” và cho cả “con cá” nhưng hiệu quả không cao, không bền vững, không có tính lan tỏa vv.... Cách làm của khuyến nông là tác động, can thiệp vào “thái độ và tư duy” làm nông nghiệp của người dân, đặc biệt trong giai đoạn công nghệ số phát triển.

 

Theo: khuyennongvn.gov.vn
Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên