Sản xuất lúa theo phương trâm “một vùng - một giống- một thời gian”
Lượt xem: 15  | Ngày đăng: 16/05/2025

Sản xuất lúa theo phương trâm “một vùng - một giống- một thời gian” để thuận lợi cho đầu tư thâm canh, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ và tập trung, nhằm giảm chi phí, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất. Mở rộng diện tích lúa chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện cụ thể của địa phương; Hạn chế sử dụng các giống lúa nhiễm bạc lá trong vụ Mùa. Đẩy mạnh sản xuất theo quy trình an toàn VietGAP, GlobalGAP; Tận dụng phế phụ phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi để sản xuất phân bón hữu cơ, thay thế phân bón vô cơ theo tỷ lệ phù hợp nhằm sử dụng phân bón tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất. Tập trung cao trong công tác chỉ đạo phòng chống thiên tai, phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại trên cây trồng ngay từ đầu vụ, là những định hướng được Sở Nông nghiệp và Môi trường đưa ra trong Kế hoạch sản xuất vụ Mùa năm 2025.

Theo đó, vụ Mùa năm 2025, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng 63.200 ha, trong đó, cây lúa 48.300 ha, năng suất dự kiến đạt 56,6 tạ/ha, sản lượng 273.650 tấn (lúa chất lượng diện tích 24.100 ha, sản lượng 148.700 tấn); cây ngô 2.710 ha, năng suất 44,9 tạ/ha, sản lượng 12.170 tấn; cây lạc, diện tích 1.350 ha, năng suất 26,2 tạ/ha, sản lượng 3.535 tấn; rau các loại là 6.850 ha; trong đó (rau an toàn 2.020 ha,rau chế biến 230 ha); cây khác, diện tích cây khác là 3.990 ha (bao gồm khoai lang, đậu các loại, cây dược liệu, cây thức ăn gia súc, hoa cây cảnh…).

Tổng diện tích rau các loại  vụ Mùa 6.850 ha

Để sản xuất vụ Mùa giành thắng lợi, Sở đưa ra các giải pháp thực hiện trong đó tập trung vào các giải pháp như: giải pháp về kỹ thuật: quan tâm tới giống và thời vụ các cây trồng. Trong đó: Đối với cây lúa, trà mùa sớm, mùa trung 95% diện tích. Trà mùa sớm chiếm 45% diện tích, thời gian gieo mạ từ ngày 10-20/6, cấy kết thúc trước ngày 10/7; trà mùa trung 50% diện tích, thời gian gieo mạ từ ngày 30/6-10/7, cấy xong trước ngày 30/7. Sử dụng các giống lúa thuần như KD 18, BC15, TBR225, TBR97, Bắc Thơm 7, Đài thơm 8, GL25, các giống lúa Nhật, ... giống lúa lai như: Hương ưu 98, Phú ưu 978, BTE 1, Bắc ưu 903,...

Trà mùa muộn: Chiếm 5% diện tích, thời gian gieo mạ từ ngày 10- 20/7, cấy từ 30/7 kết thúc trước ngày 30/8. Sử dụng các giống như: Bao thai lùn, Nếp cái hoa vàng...

Đối với diện tích sản xuất cây vụ Đông sớm trên đất lúa Mùa, chỉ đạo gieo cấy trà mùa sớm  bằng các giống lúa ngắn ngày, cấy sớm khi mạ đủ tuổi để thu hoạch trước ngày 30/9, kịp thời trồng các cây vụ đông sớm như: lạc, ngô, một số rau thời vụ sớm.

Với những vùng thường xuyên nhiễm bạc lá cần hạn chế tối đa sử dụng giống lúa nhiễm bạc lá như Bắc thơm 7, TBR 225.

Cây ngô, trồng tập trung từ 10/7-10/8, sử dụng chủ lực là các giống ngô sinh khối:  CP999, NK4300, NK4300GT/BT, NK6253, HT119...và một số giống ngô nếpHN88,  Golden Cob, TBM 18, Nếp Thái, MX6, MX10, ngô đường.

Cây lạc, trồng  tập trung  từ 10/7-10/8, sử dụng các giống chủ lực có năng suất, chất lượng tốt như: L14, L18, L26, L20...

Rau các loại, căn cứ nhu cầu thị trường và điều kiện thực tế của từng địa phương để chỉ đạo cơ cấu mùa vụ cho phù hợp, để sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Thời gian gieo trồng tập trung từ 15/7 đến ngày 25/8.

Đối với huyện Sơn Động và một số xã vùng cao của huyện Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế thì tùy vào điều kiện cụ thể của địa phương để bố trí khung lịch thời vụ gieo trồng hợp lý.

Sau khi thu hoạch lúa Chiêm Xuân thực hiện ngay việc làm đất, vùi sâu gốc rạ, nên sử  dụng các chế phẩm sinh học, vôi bột bón lót để rơm, rạ phân huỷ nhanh, hạn chế nguồn sâu bệnh gây hại, tránh ngộ độc hữu cơ cho cây lúa sau khi cấy.

Áp dụng kỹ thuật canh tác SRI, 3 giảm – 3 tăng; chủ động theo dõi, quản lý tốt các đối tượng sâu bệnh hại thường phát sinh gây hại ở vụ mùa như: ốc bươu vàng, sâu cuốn lá, tập đoàn rầy, sâu đục thân, bạc lá, khô vằn, chuột, đen lép hạt, lùn sọc đen hại lúa; sâu đục thân hại ngô; bệnh héo xanh, vi khuẩn, sương mai, bọ trĩ hại rau màu, dưa... Áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, đồng thời tuân thủ chặt chẽ chỉ dẫn, khuyến cáo của ngành bảo vệ thực vật và cơ quan chuyên môn trong phòng trừ dịch hại.

Đẩy  mạnh  sản  xuất  theo  mô  hình  hợp tác  xã, tổ  hợp tác, khuyến  khích doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất lúa thành vùng tập trung quy mô lớn gắn với hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch. Phát triển mở rộng các mô  hình sản xuất rau an toàn, theo tiêu chuẩn VietGAP có đủ năng lực sản xuất đáp ứng tiêu chí số lượng, chất lượng, chủng loại rau để cung ứng vào các siêu thị, bếp ăn tập  thể trường học, khu công nghiệp... tạo kênh tiêu thụ ổn định, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất.

Sở Nông nghiệp và Môi trường đề nghị, UBND các huyện, thị xã, thành phố, căn cứ vào Kế hoạch của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất vụ mùa 2025 tới các xã, thị trấn đảm bảo kịp thời và hiệu quả.

Xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; Khuyến khích sản xuất tập trung quy mô lớn, áp dụng quy trình an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, Globalgap, hữu cơ...Chủ động xây dựng các phương án chống hạn và tiêu úng, khôi phục sản xuất kịp thời khi có mưa, bão xảy ra; tập trung chỉ đạo sát sao công tác phòng chống dịch hại để tránh thiệt hại trong sản xuất.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất vụ mùa 2025 của tỉnh.

Thực hiện tốt công tác điều tra, phát hiện, dự tính dự báo, theo dõi diễn biến của các đối tượng sinh vật hại trên đồng ruộng, chỉ đạo, hướng dẫn chăm sóc và phòng trừ kịp thời hiệu quả; Thực hiện tốt công tác kiểm dịch thực vật nội địa, phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời các đối tượng KDTV xâm nhập vào tỉnh. Chủ động nắm bắt tình hình sản xuất, thường xuyên báo cáo và tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Môi trường  để chỉ đạo sản xuất kịp thời, đặc biệt khi có thiên tai, dịch hại xảy ra.

Tăng cường công tác quản lý chất lượng giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnhđể  đảm bảo chất lượng vật tư cung  ứng  phục vụ  sản xuất.

Thực hiện tốt công tác phối hợp chỉ đạo sản xuất đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức kiểm tra thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến và cơ sở kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận VietGAP.

Chi cục Thủy lợi, tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Môi trường đôn đốc UBND các huyện, thành phố, thị xã, các Công ty TNHH một thành viên KTCTTL thực hiện công tác sửa chữa, tu bổ các hệ thống công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương khơi thông dòng chảy đảm bảo nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất. Phối hợp với địa phương rà soát, xây dựng kế hoạch về chuẩn bị các điều kiện tiêu úng kịp thời khi mưa lớn xảy ra. Phối hợp chặt chẽ với các Công ty TNHH một thành viên KTCTTL, Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Giang bám sát diễn biến tình hình thời tiết để chủ động chỉ đạo công tác tiêu úng kịp thời khi có mưa lớn xảy ra, đặc biệt là các vùng thường xuyên bị ngập úng.

Trung tâm Khuyến nông, thực hiện tốt công tác tập huấn, xây dựng mô hình, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về thông tin thị trườngnông sản; khuyến cáo các biện pháp kỹ thuật, các mô hình sản xuất mới

có hiệu quả để nông dân áp dụng trong sản xuất.

Hương Giang
Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên