Lục Ngạn: Tọa đàm sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP
Lượt xem: 61  | Ngày đăng: 25/09/2024

Nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm vải thiều xuất khẩu, từ ngày 20/8 đến nay, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Lục Ngạn đã phối hợp với UBND các xã Phú Nhuận, Phong Minh, Giáp Sơn, Tân Sơn và Thị Trấn Chũ tổ chức 5 hội nghị tọa đàm khuyến nông về “Sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAp, GlobalGAP” cho 438 đại biểu là các hộ trồng vải thiều của 25 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Các đại biểu tham dự tọa đàm sản xuất vải

Hội nghị đã đánh giá thực trạng sản xuất vải thiều trên địa bàn huyện và các hoạt động sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP phục vụ xuất khẩu. Theo báo cáo của Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Lục Ngạn, toàn huyện có gần 28.000 ha cây ăn quả các loại và là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc với các sản phẩm đặc trưng như vải thiều, cam, bưởi, nhãn, táo... Trong đó có trên 17,3 nghìn ha diện tích vải thiều, sản lượng ước đạt 90 - 100.000 tấn/năm, diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 13,3 nghìn ha, chiếm trên 77% tổng diện tích; vải sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP là 30 ha, diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ là 10. Ngoài ra, thực hiện số hóa vùng sản xuất vải tập trung với 103 mã số vùng trồng sản xuất vải với tổng diện tích 12.350 ha và 34 doanh nghiệp, hợp tác xã, thương nhân được cấp mã số cơ sở đóng gói.

Tại các buổi tọa đàm, đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến công tác sản xuất vải theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; quy trình chăm sóc, quản lý sâu bệnh gây hại, đặc biệt là phòng trừ sâu đục cuống quả trên cây vải. Kỹ thuật sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, nhận biết thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cho phéo sử dụng trên cây vải…

Bên cạnh các vấn đề về kỹ thuật sản xuất, tại hội nghị đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện trao đổi, giải đáp các vấn đề như việc kiểm soát, quản lý diện tích sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để người dân tuân thủ theo quy trình, thay đổi thói quen canh tác truyền thống. Công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; việc phát triển thương hiệu, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nhất là bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử…

Thông qua các buổi tọa đàm giúp cho các hộ trồng vải nắm bắt được quy trình sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, thay đổi tư duy và nâng cao nhận thức, từ đó tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hướng dẫn sản xuất hữu cơ, an toàn. Qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Đại biểu tham quan, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP

Cùng đó, các đại biểu được đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm thực tế mô hình sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP tại các xã, thị trấn trên địa bàn.

Được biết, theo kế hoạch,Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Lục Ngạn sẽ phối hợp với UBND xã Nam Dương tổ chức hội nghị tọa đàm sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAp, GlobalGAP cho 90 hộ trồng vải tiêu biểu của các xã Nam Dương, Tân Mộc, Mỹ An và Tân Lập.

Tin, ảnh: Kim Lan
Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên