Triển khai chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" giai đoạn 2021 - 2025
Lượt xem: 206  | Ngày đăng: 01/02/2023

Nhằm đưa Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, đồng thời trở thành chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa, đặc biệt là các đặc sản, sản vật, sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch của làng, xã, cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo đảm hệ sinh thái bền vững... UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021 - 2025.

Ổi Tân Yên - Sản phẩm đạt OCOP 4 sao

Theo đó, kế hoạch đặt ra mục tiêu phấn đấu hết năm 2025, có ít nhất 310 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (mỗi năm có khoảng 30-35 sản phẩm), trong đó có khoảng 1 - 2 sản phẩm OCOP đạt 5 sao cấp quốc gia. Tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hóa địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn.

Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh, xây dựng phát triển thêm từ 1-2 sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn. Có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị, OCOP gắn với vùng nguyên liệu; trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng. Phấn đấu có ít nhất 50% làng nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống; có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi,....

Để thực hiện mục tiêu trên, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh; hàng năm tham mưu ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" trên địa tỉnh để tổ chức thực hiện; kiện toàn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh; tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh để chọn sản phẩm thi đánh giá và phân hạng cấp Quốc gia. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông tuyên truyền Chương trình; phối hợp với đơn vị tư vấn đẩy mạnh chuyển đổi số trong thực hiện Chương trình OCOP; phối hợp với các Sở ngành liên quan tham mưu Hội đồng đánh giá cấp tỉnh ban hành Quy chế kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm phẩm OCOP của tỉnh; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện Chương trình tại các huyện, thành phố.

UBND các huyện, thành phố tập trung rà soát, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn và hàng năm theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình phù hợp với đặc điểm của mỗi địa phương, trong đó ưu tiên phát triển các nhóm ngành hàng chủ lực, sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hóa của địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn... Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền; phát triển các nhóm ngành hàng chủ lực, có lợi thế, tiềm năng, có nguồn gốc của địa phương và phát triển dịch vụ du lịch ở nông thôn.

UBND cấp xã chủ động tuyên truyền cho các tổ chức kinh tế, người dân về ý nghĩa, các chính sách hỗ trợ của Chương trình OCOP, tích cực hỗ trợ, tư vấn cho các tổ chức kinh tế chuẩn bị hồ sơ, tài liệu tham gia Chương trình.

Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 là hơn 29 tỷ đồng, trong đó tổng kinh phí thực hiện Chương trình OCOP được bố trí trong kế hoạch vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dưng nông thôn mới hàng năm, giai đoạn 2021 - 2025 là hơn 22,5 tỷ đồng; còn lại là kinh phí thực hiện hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP ngân sách Trung ương.

Tin, ảnh: Nguyễn Khương
Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên