Phấn đấu đến hết năm 2030, Bắc Giang là trọng điểm nông nghiệp quốc gia, đứng đầu miền Bắc
Lượt xem: 184  | Ngày đăng: 02/01/2022

Đó là mục tiêu mà Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chiến lược phát triển nông nghiệp tỉnh đến năm 2030, tầm nhiền đến năm 2035. Trong đó chỉ rõ quan điểm phát triển nông nghiệp Bắc Giang theo hướng hiện đại, bền vững trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh địa phương, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thích ứng với cơ chế thị trường, biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế. Phát triển đồng bộ nông nghiệp với công nghiệp, thương mại, dịch vụ nhằm hỗ trợ để tạo ra nhiều sản phẩm giá trị chất lượng cao.

Mục tiêu tập trung vào các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng có tiềm năng thế mạnh của địa phương. Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trên cơ sở phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, các trang trại có sự hợp tác, liên kết sản xuất chặt chẽ theo chuỗi giá trị. Phấn đấu đến năm 2030, Bắc Giang là trọng điểm nông nghiệp Quốc gia, đứng đầu miền Bắc.

Nhóm các sản phẩm chủ lực cần nâng cao năng suất, chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Đối với cây ăn quả, hình thành vùng sản xuất vải thiều, cây có múi (cam, bưởi) chất lượng cao đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Trong đó, vải thiều đủ tiêu chuẩn xuất khẩu chiếm 70% tổng sản lượng chủ yếu sang thị trường Trung Quốc; cây lúa, cần bảo vệ nghiêm ngặt diện tích trồng lúa hai vụ khoảng 58 nghìn ha, mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng đạt 55% tổng diện tích trồng lúa; cây rau màu, hình thành vùng sản xuất rau chế biến, rau an toàn bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng đưa vào tiêu thụ tại các siêu thị, khu công nghiệp và cung cấp cho các nhà máy chế biến xuất khẩu, với quy mô, diện tích chiếm khoảng 50% tổng diện tích rau màu của tỉnh, trong đó phục vụ chế biến xuất khẩu khoảng 5 nghìn ha; với con lợn, gà, phát triển mạnh chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, với quy mô khoảng 80% tổng đàn. Sản phẩm thịt lợn, thịt gà chế biến đủ tiêu chuẩn phục vụ thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, sớm đưa sản phẩm thịt lợn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Đẩy mạnh trồng rừng thâm canh; mở rộng diện tích rừng thâm canh gỗ lớn, diện tích rừng được cấp chứng chỉ bền vững quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030, có 30% diện tích rừng trồng kinh doanh gỗ lớn, 60% sản lượng gỗ khai thác rừng trồng được đưa vào chế biến sâu phục vụ xuất khẩu.

Với nhóm sản phẩm đặc trưng địa phương (sản phẩm OCOP) phấn đấu đến hết năm 2030, toàn tỉnh có khoảng 170 sản phẩm OCOP, trong đó có 04 sản phẩm đạt 5 sao là vải thiều Lục Ngạn, rượu làng Vân, mỳ Chũ, gà đồi Yên Thế và khoảng 60-70% hợp tác xã nông nghiệp tham gia chương trình OCOP.

Để đạt được các mục tiêu, Nghị quyết xác định cần tập trung vào giải pháp như rà soát, định hướng các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Ngay trong năm 2019, tiến hành rà soát hiện trạng đất đai, lợi thế của từng địa phương và nhu cầu thị trường để xác định không gian phát triển nông nghiệp, trọng tâm là các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh. Chỉ rõ quy mô diện tích, phạm vi, ranh giới đến từng xã, các vùng sản xuất lúa, rau màu, chè, cây ăn quả, chăn nuôi gà, lợn, thủy sản … định hướng hình thành các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao….; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa và các khâu của sản xuất nông nghiệp; tăng cường hỗ trợ đầu tư, mở rộng quy mô, diện tích sản xuất sản phẩm sạch, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; củng cố đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức, liên kết sản xuất, quản lý trong nông nghiệp. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông- lâm nghiệp- thủy sản; đẩy mạnh quảng bá, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, bao bì nhãn mác và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phát triển kết cấu hạ tầng, huy động các nguồn lực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, công tác quản lý của các cấp chính quyền, huy động sự tham gia của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong phát triển nông nghiệp.

Xác định phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững là yêu cầu tất yếu, lâu dài, phức tạp và nhiều khó khăn, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, cần phải kiên trì, tập trung cao lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Các cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của đoàn viên, hội viên và nhân dân về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới…

Bài, ảnh: Hương Giang

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên