Những lưu ý khi trồng dưa lê trong nhà màng
Lượt xem: 788  | Ngày đăng: 02/01/2022

Hiện nay, sản xuất nông nghiệp trong nhà màng đang có xu hướng phát triển mạnh, đặc biệt là các giống dưa có khả năng thích nghi tốt được nhập từ Nhật, Đài Loan… Trong đó dưa lê Nhật có độ ngọt cao, ăn giòn nên được người tiêu dùng ưa chuộng.

- Trồng dưa lê trên giá thể trong nhà màng quan trọng nhất là thiết kế nhà màng, đảm bảo cường độ ánh sáng tốt, hệ thống tưới nhỏ giọt (tưới nước và cung cấp phân bón), túi đựng giá thể, chất dinh dưỡng và phân bón cho dưa.

- Để có cây con khỏe mạnh, dùng mụn dừa (xử lý sạch), tro trấu, phân hữu cơ làm giá thể gieo hạt.

+ Cây con gieo 10 - 12 ngày thì tiến hành trồng.

+ Túi trồng là túi nylon kích thước 40 x 40 cm, giá thể là mụn dừa xử lý, luống cao 30 cm, rộng 30 cm, dài 20 - 30 m.

+ Mật độ trồng tùy giống và mùa vụ, mùa nắng 2.500 - 2.800 cây/1.000 m2, mùa mưa 2.000 - 2.200 cây/1.000 m2.

- Đặc biệt, khi trồng trong nhà màng nhưng phải có ong để giúp dưa thụ phấn, khi dây dưa đạt 25 lá thì tiến hành bấm ngọn, mỗi dây treo để 1 - 4 quả.

- Nên chọn loại phân bón có thành phần dinh dưỡng cao, tan nhanh trong nước, không ăn mòn hệ thống tưới… Lượng dinh dưỡng và nước tưới cho dưa lê tùy theo từng giai đoạn.

+ Từ lúc trồng tới 14 ngày cần 180 ppm (N) + 44 ppm (P) + 150 ppm (K), lượng dung dịch cần tưới 0,5 - 0,8 lít/cây/ngày.

+ Từ 15 ngày đến khi ra hoa là 230 ppm (N) + 50 ppm (P) + 300 ppm (K), lượng dung dịch cần tưới 1 - 1,8 lít/cây/ngày.

+ Khi cây đậu quả tới thu hoạch cần 200 ppm (N) + 55 ppm (P) + 330 ppm (K), lượng dung dịch cần tưới 2 - 2,5 lít/cây/ngày.

- Cần bổ sung vi lượng B (0,3 - 0,5 ppm), Mn (0,3 ppm), Fe (2 - 3 ppm), Mo (0,05 ppm), Cu (0,1 - 0,5 ppm), Zn (0,3 ppm sẽ giúp nâng cao vị ngọt của quả.

- Sâu bệnh hại: Dưa lê trồng trong nhà màng chủ yếu gặp một số sâu hại như bọ phấn trắng, bọ trĩ. Biện pháp phòng trừ sinh học an toàn là sử dụng bọ xít, bọ rùa để khống chế. Khi mật số cao có thể sử dụng các loại thuốc phòng trừ như Abamectin, Confidor, Radiant, Ascend… Một số bệnh hại dưa lê như héo rũ cây con, phấn trắng, sương mai nên sử dụng thuốc sinh học phòng trừ như Bacillus subtilis hoặc dùng thuốc như Ridomil, Carbendazim, Anvil… Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly.

- Sau70 ngày trồng dưa lê Nhật cho thu hoach, năng suất đạt 2 - 3,2 tấn/1.000 m2.

Bài: Tuyên Huấn

 

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên