Quy định về cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn
Lượt xem: 252  | Ngày đăng: 03/01/2022

Theo Thông tư Số: 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thì cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là cơ sở chăn nuôi hoặc một xã, một phường, thị trấn (sau đây gọi là cơ sở chăn nuôi cấp xã) được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y tại cơ sở đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.

          Yêu cầu đối với cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn

          Cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn được chứng nhận an toàn dịch bệnh thì cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn tại cơ sở

- Cơ sở chăn nuôi cấp xã thực hiện quy định tại Điều 11 của Thông tư Số: 14/2016/TT-BNNPTNT

- Cơ sở chăn nuôi thực hiện quy định tại Điều 14, các khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều 15 của Luật thú y, cụ thể như sau:

+ Địa điểm chăn nuôi phải theo quy hoạch của địa phương hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép, bảo đảm cách biệt với khu dân cư, công trình công cộng, đường giao thông chính, nguồn gây ô nhiễm;

+Có khu vực để xử lý chất thải; nơi nuôi cách ly động vật; khu vệ sinh, khử trùng tiêu độc dụng cụ chăn nuôi;

+ Khu vực sản xuất, chế biến và kho chứa thức ăn chăn nuôi phải cách biệt với nơi để các hoá chất độc hại, khu vực xử lý chất thải;

+ Có biện pháp ngăn ngừa động vật khác xâm nhập vào khu vực chăn nuôi;

+ Lối ra vào khu chăn nuôi phải được áp dụng các biện pháp vệ sinh, khử trùng tiêu độc cho người và phương tiện vận chuyển đi qua;

+ Dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển dùng trong chăn nuôi phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước khi đưa vào cơ sở và trước khi sử dụng;

+ Nước sử dụng trong chăn nuôi phải bảo đảm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 39: 2011/BNNPTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 33/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi số hoặc đã được xử lý để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật;

+ Chất thải chăn nuôi phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và thú y;

+ Thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật nuôi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Động vật mẫn cảm với bệnh đăng ký công nhận an toàn khi đưa vào cơ sở chăn nuôi phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:

+ Có nguồn gốc từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh đăng ký chứng nhận an toàn;

+ Đã được kiểm tra, xét nghiệm và có kết quả của Phòng thử nghiệm được chỉ định đủ năng lực xét nghiệm bệnh đăng ký chứng nhận an toàn (sau đây gọi chung là Phòng thử nghiệm được chỉ định) xác nhận không mang tác nhân gây bệnh hoặc không có kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên đối với bệnh đăng ký chứng nhận an toàn;

+ Đã được phòng bệnh bằng vắc-xin đối với bệnh đăng ký chứng nhận an toàn và còn miễn dịch bảo hộ.

2. Thực hiện yêu cầu về giám sát dịch bệnh động vật trên cạn tại cơ sở

- Cơ sở chăn nuôi phải thực hiện giám sát lâm sàng động vật trong suốt quá trình nuôi để phát hiện các dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm. Trường hợp nghi ngờ động vật mắc bệnh truyền nhiễm phải báo cho cơ quan thú y để lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.

+ Định kỳ 01 (một) lần/tuần theo dõi và ghi chép tình trạng sức khỏe của đàn vật nuôi thông qua lượng thức ăn tiêu thụ, dấu hiệu bất thường về hô hấp, tiêu hóa, vận động, hành vi của con vật và những biểu hiện bất thường khác;

+ Ghi chép, lưu giữ toàn bộ thông tin về việc phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho vật nuôi, bao gồm: Loại vắc xin sử dụng, ngày sử dụng vắc xin; hoạt động vệ sinh, khử trùng tiêu độc, loại thuốc khử trùng; thời gian phát bệnh, dấu hiệu của bệnh, số lượng động vật mắc bệnh theo từng ngày, thuốc thú y đã sử dụng, ngày bắt đầu sử dụng thuốc để chữa bệnh cho vật nuôi, biện pháp xử lý đối với con vật mắc bệnh; loại mẫu, số lượng mẫu đã gửi xét nghiệm, ngày gửi mẫu và kết quả xét nghiệm (nếu có).

- Lấy mẫu, xét nghiệm bệnh đăng ký an toàn theo các yêu cầu sau đây:

+ Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo xác suất thống kê; đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã áp dụng phương pháp chọn mẫu theo hướng dẫn tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư Số: 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

+ Cơ sở không áp dụng biện pháp phòng bệnh bằng vắc-xin: Thực hiện giám sát bệnh để phát hiện mầm bệnh hoặc phát hiện kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên; số lượng mẫu giám sát (hoặc số động vật kiểm tra) theo quy định tại mục A của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; kết quả xét nghiệm phải bảo đảm 100% số mẫu âm tính (không có tác nhân gây bệnh hoặc không có kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên) đối với bệnh đăng ký chứng nhận an toàn; đối với bệnh Lao, kiểm tra 100% số động vật nuôi và kết quả kiểm tra phải bảo đảm 100% âm tính;

+ Cơ sở áp dụng biện pháp phòng bệnh bằng vắc-xin: Thực hiện giám sát sau tiêm phòng để đánh giá đáp ứng miễn dịch; số lượng mẫu giám sát sau tiêm phòng theo quy định tại mục B của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; kết quả xét nghiệm phải bảo đảm trên 70% số mẫu có kháng thể đạt mức bảo hộ đối với bệnh đăng ký chứng nhận an toàn; 

Trường hợp kết quả giám sát sau tiêm phòng không đạt yêu cầu hoặc không thực hiện giám sát sau tiêm phòng, cơ sở được phép áp dụng giám sát bệnh để phát hiện mầm bệnh hoặc phát hiện kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên theo quy định tại điểm b khoản này;

+ Cơ quan Thú y vùng thực hiện 01 (một) lần lấy mẫu xét nghiệm để giám sát chủ động đối với cơ sở thuộc diện quản lý theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư Số: 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

+ Chi cục Thú y thực hiện 01 (một) lần lấy mẫu xét nghiệm để giám sát chủ động đối với cơ sở thuộc diện quản lý theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư Số: 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

+ Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu theo QCVN số 01 - 83:2011/BNNPTNT được ban hành kèm theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Mẫu phải được xét nghiệm tại Phòng thử nghiệm được chỉ định; phản ứng tiêm nội bì do Cơ quan thú y thực hiện;

+ Phương pháp xét nghiệm để giám sát chủ động được thực hiện theo quy định hiện hành tại Tiêu chuẩn Việt Nam - Quy trình chẩn đoán bệnh động vật đối với từng bệnh cụ thể được đăng ký chứng nhận an toàn.

- Cơ sở chăn nuôi có trách nhiệm thông báo ngay cho chính quyền địa phương, Chi cục Thú y khi có kết quả kiểm tra xác định động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch, Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người; đồng thời áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

- Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh phải thực hiện duy trì điều kiện của cơ sở theo quy định tại khoản 3 Điều 50 của Thông tư Số: 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

3. Không xảy ra dịch bệnh động vật trên cạn tại cơ sở

- Đối với cơ sở lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Không có ca bệnh của bệnh đăng ký chứng nhận an toàn trong ít nhất 12 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký.

- Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các điểm a và điểm d khoản 1 Điều 47 của Thông tư này hoặc cơ sở đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận: Không có ca bệnh lâm sàng của bệnh được chứng nhận an toàn tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký lại.

- Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 47 của Thông tư Số: 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Không có ca bệnh của bệnh được chứng nhận an toàn trong ít nhất 03  tháng kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng được xử lý hoặc khỏi bệnh.

          4. Hoạt động thú y tại cơ sở được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, Điều 15, khoản 1 Điều 19, Điều 20, khoản 1 Điều 25, khoản 9 Điều 27, khoản 3 Điều 28, khoản 2 Điều 29 và khoản 6 Điều 30 của Luật thú y và các quy định tại Thông tư Số: 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

Bài, ảnh: Kim Lan

 

Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên