Những lưu ý về mùa vụ, đối tượng và cơ cấu sản xuất thủy sản
Lượt xem: 222  | Ngày đăng: 10/04/2024

Nhằm hạn chế những thiệt hại do thiên tai dịch bệnh gây ra, đồng thời để đảm bảo hiệu quả trong sản xuất, phát triển thủy năm 2024 bà con nuôi thủy sản nên lưu ý một số nội dung như sau:

1. Mùa vụ nuôi thương phẩm:

- Đối với nuôi thâm canh 2 vụ/năm:

Vụ 1: từ tháng 4 đến tháng 10

Vụ 2: từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau

- Đối với nuôi bán thâm canh: 1 vụ/năm:

Từ tháng 4 đến tháng 12 hàng năm.

- Đối với nuôi 1 vụ lúa – 1 vụ cá/năm

        Thả giống từ tháng 4 – tháng 12 hàng năm.

2. Đối tượng nuôi và cơ cấu thả

- Đối với ao nuôi thâm canh:

 Mật độ thả: ≥ 2 con/m2

Đối tượng, kích cỡ, cơ cấu giống thả:

TT

Đối tượng giống

kích cỡ giống (con/kg)

Cơ cấu thả (%)

1

Rô phi đơn tính

150 -200

50

2

Chép lai

50

15

3

Cá Trắm cỏ

2

15

4

Cá mè trắng

20

15

5

Cá mè hoa

4

5

 

Tổng cộng

 

100

 

 

- Đối với ao nuôi bán thâm canh và ao nuôi cá – lúa:

 

Mật độ thả: 1-1,5 con/m2

Căn cứ vào tình hình thực tế của từng hộ gia đình mà hộ nuôi có thể điều chỉnh mật độ cho phù hợp.

Đối tượng, kích cỡ, cơ cấu giống thả: (như nuôi thâm canh)

3. Quản lý thức ăn

- Trong quá trình nuôi cần điều chỉnh khẩu phần ăn cho cá hợp lý, chú ý không để thức ăn thừa lãng phí và gây ô nhiễm. Cho cá ăn đủ chất và lượng, thức ăn không bị hư thối.

* Đối với ao nuôi thâm canh:

TT

Thức ăn công nghiệp

Giai đoạn 1

(<100g/con)

Giai đoạn 2

(100-500 g/con)

Giai đoạn 3

(>500g/con)

1

Chất lượng TA (Protein %)

32-35

28-30

24-28

2

Khẩu phần ăn hàng ngày (TACN/Trọng lượng cá)

6%

4%

2%

* Đối với ao nuôi bán thâm canh, cá – lúa tùy theo mức độ canh tác để áp dụng theo định mức trên.

- Bổ xung vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá nuôi với lượng 2 - 3 g/100kg cá/ngày, dùng liên tục 5-7 ngày.

- Cho cá ăn thuốc phòng bệnh vào thời gian tháng 3 - 5 và tháng 7 - 9 hàng năm.

- Tận dụng nguồn thức ăn có sẵn như: bột ngô, gạo, sắn, đỗ tương, rau xanh, bột cá ... để giảm chi phí thức ăn trong quá trình nuôi; chủ yếu tập trung đầu tư cám công nghiệp vào giai đoạn cá chuẩn bị đạt kích cỡ thương phẩm.

4. Quản lý môi trường ao nuôi

- Ao trước khi đưa vào nuôi cần tháo cạn nước, bắt hết cá, dùng vôi bột khử trùng và cải tạo chua với liều lượng 10 -12 kg vôi bột/100m2.

- Tháo nước vào ao nuôi: Nguồn nước tháo vào ao nuôi phải sạch, không bị nhiễm bẩn, không có các mầm bệnh. Cần dùng lưới lọc nước để ngăn các loài cá tạp và địch hại theo nguồn nước vào ao nuôi.

          Thay nước định kỳ hàng tháng cho ao nuôi từ 40-50% lượng nước trong ao.

- Trong quá trình nuôi cần bón vôi định kỳ 2 tuần 1 lần với liều lượng 2 kg/100 m3 nước ao bằng cách hoà vôi bột vào nước rồi té đều khắp mặt ao vào buổi chiều tối.

- Thường xuyên vệ sinh ao, vớt hết rong cỏ, thức ăn thừa và cọng rác của phân xanh. Kiểm tra ao thường xuyên nhất là các đợt mưa lớn hoặc thay đổi thời tiết.

- Sử dụng các loại chế phẩm sinh học định kỳ 15 ngày/1 lần để duy trì mật độ vi khuẩn có ích cho ao nuôi, duy trì và ổn định chất lượng nước cho ao nuôi, liều lượng sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi thủy sản, tránh nhờn thuốc, dư lượng kháng sinh tồn dư trong cơ thể vật nuôi thủy sản cũng có thể có tác hại đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Bài: Trần Thị Oanh
Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên