Phòng trị bệnh cho cá trong mùa hè
Lượt xem: 1113  | Ngày đăng: 03/01/2022

I. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp

1. Vệ sinh ao nuôi sạch sẽ trước mỗi vụ nuôi: Bà con chú ý dọn sạch cỏ; vét bùn đáy ao; lấp hết các lỗ, hang hóc xung quanh bờ ao; bón vôi để tiêu diệt mầm bệnh, ổn định pH và diệt tạp.

2. Cấp nước: Nguồn nước cấp vào ao nuôi đảm bảo không bị ô nhiễm

3. Chọn giống tốt, không mang mầm bệnh: cá giống đều cỡ, màu sắc sáng đẹp, bơi lội nhanh nhẹn, phản ứng nhanh, không bị dị hình, xây xát. Trước khi thả giống bà con chú ý nên tắm cá giống qua nước muối nồng độ từ 1 – 2 % trong thời gian từ 1-2 phút.

4. Thả giống với mật độ vừa phải, không thả quá dầy, từ 1 – 2 con/m²

5. Định kỳ sử dụng men vi sinh, vôi bột, để xử lý môi trường ao nuôi tránh ô nhiễm đáy ao do chất thải của cá hay thức ăn thừa tích tụ. Bà con nên dùng vôi bột cho vào bao xác rắn kéo khắp ao, cho vôi tan trong nước làm cho môi trường thay đổi, các loại vi khuẩn gây bệnh cho cá bị tiêu diệt, cá ít bị mắc bệnh.

6. Chăm sóc đúng kỹ thuật, cho cá ăn phải đạt 4 yêu cầu: Định lượng, định chất, định vị trí, định thời gian. Đối với cá trắm cỏ, bà con sử dụng các loại cỏ lá, rau cho cá ăn, chú ý rửa sạch trước khi cho ăn. Cỏ nên thái, băm nhỏ để cá ăn hết, không để lại cặn bã làm thối mốc, vi khuẩn gây bệnh cho cá phát triển. Định kỳ, 7-10 ngày bà con dọn cỏ rác đọng ở góc ao và nơi cho ăn, tránh cỏ thối làm cho môi trường nước thiếu ôxy, cá nổi đầu chết ngạt.

7. Tránh sốc cho cá: Mùa hè nhiệt độ nước tăng cao, biến động nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, làm cho cá dễ bị stress, sức đề kháng giảm, tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công cá nuôi, do đó bà con cần phải đảm bảo giữ mực nước trong ao nuôi > 1,5 m để nhiệtđộ luôn ổn định.

8. Tăng cường sức đề kháng: Định kỳ 3 - 5 ngày bà con trộn Vitamin C, premix khoáng vào thức ăn cho cá hay sử dụng những cây thuốc nam sẵn có tại chỗ để phòng bệnh cho cá như: củ tỏi, lá xoan, cỏ mực...

II. Phòng trị một số bệnh thường gặp 

 1. Bệnh xuất huyết trên cá Rô phi

Tác nhân gây bênh:  Cầu khuẩn Streptococcus gây ra

Dấu hiệu bệnh lý

Ðầu tiên cá yếu bơi lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn, hậu môn, gốc vây chuyển màu đỏ; mắt, mang, cơ quan nội tạng và cơ xuất huyết; thận, gan, lá lách mềm nhũn. Cá bệnh nặng bơi quay tròn không định hướng, mắt đục và lồi ra, bụng trương to. 

Phân bố và lan truyền bệnh

Bệnh gặp ở nhiều loài cá nước ngọt. Đặc biệt là trên cá Rô phi khi nuôi cá năng suất cao trong hệ tuần hoàn khép kín, cá dễ phát bệnh.

Phòng trị bệnh

Bón vôi, liều lượng 1-2kg/100m3, 2 - 4 lần/tháng. 

Dùng Erythromyxin: trộn vào thức ăn từ 3 - 7 ngày, dùng 2 - 5 g/100kg cá/ngày. Có thể phun xuống ao nồng độ 1-2 ppm, sau đó sang ngày thứ 2 trộn vào thức ăn 4 g/100kg cá, từ ngày thứ 3-5 giảm còn một nửa. Thuốc KN-04-12 cho ăn 4g/1kg cá/ngày và 3 - 6 ngày liên tục. Vitamin C phòng bệnh xuất huyết, liều dùng thường xuyên 20 - 30mg/1kg cá /ngày, liên tục 7-10 ngày. 

2. Bệnh xuất huyết do vi khuẩn trên cá Trắm cỏ (bệnh viêm ruột)

Dấu hiệu bệnh lý:  

Vẩy rụng và bong ra, các vây xơ rách, tia vây cụt dần, xuất hiện các đốm đỏ trên thân và các gốc vây quanh miệng, dần dần các vết loét ăn sâu vào cơ thể. Ngoài ra, nếu mổ cá sẽ thấy ruột chứa đầy hơi và dịch nhờn hôi thối (hay còn gọi là bệnh viêm ruột); gan tái nhợt, mật thâm đen, thận nhũn… Cá bị bệnh từ 1 – 2 tuần có thể chết với tỉ lệ từ 30 – 40%.

 

 Biện pháp phòng và trị bệnh: 

+ Cho cá giống tắm trong dung dịch Oxytetracycline, Streptomycine nồng độ 20–50g/m³ nước trong 1giờ. Tuỳ vào phản ứng của cá mà có thể giảm thời gian tắm.

+ Đối với cá thịt: trộn kháng sinh KN-04-12 vào thức ăn cho cá, liều dùng 4g/kg cá/ngày, cho ăn liên tục trong 5–7 ngày. Chú ý, từ ngày thứ 2,  liều dùng kháng sinh giảm 1/2 so với ngày đầu.

+ Dùng rau sam rửa sạch bằng nước muối 3% cho ăn liên tục trong 6 ngày với liều dùng từ 1,5 – 3kg rau/100kg cá. Đối với cá giống thì cần băm nhỏ rồi cho cá ăn.

 

Hoàng Như Minh

Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên