Trồng thanh long ruột đỏ đúng cách
Lượt xem: 747  | Ngày đăng: 02/01/2022

Hiện nay, ở miền Bắc nhiều địa phương đã trồng thành công giống thanh long ruột đỏ, trong đó có tỉnh Bắc Giang. Nhiều hộ dân ở huyện Lục Ngạn, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng kiên cố để sản xuất. Với thành phần dinh dưỡng cao, thích hợp giải nhiệt ngày nắng nóng nên thị trường tiêu thụ nông sản này tương đối thuận lợi. Do đó, người trồng cần nắm vững kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ đúng cách và năng suất cao nhất.

1. Chuẩn bị cây trụ

Trụ xi măng: dài 2,0 cạnh vuông 12-15cm. Trụ được chôn sâu 0,5- 0,6m và tiến hành làm mô (ụ).

Chuẩn bị đất: Nên làm mô đất nhằm giúp thoát nước tốt. Kích thước mô: Cao 10 -15cm, đường kính 60-0,80cm. Mô sử dụng trồng thanh long là lớp đất mặt trộn với phân chuồng hoai 15-20 kg (phân hữu cơ: 10-15kg/trụ) + 500g phân Super lân + Basudin(2g/mô). Đất được chuẩn bị trước khi trồng thanh long 1-2 tuần. Dùng Benomyl (nồng độ 0,1%) tưới vào mô đất trước khi trồng để phòng ngừa nấm bệnh.

2. Chọn và chuẩn bị giống

Hom dài 30-40cm, chọn các cành to, khỏe, thẳng, không bị sâu bệnh, tuổi cành > 6 tháng. Đáy hom (dài 3-5cm) được cắt bỏ phần thịt bên ngoài, để lại phần lõi, nhằm tránh thối hom giống, sau đó nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm như Benlate C, nồng độ 0,1% trong 5 phút. Hom có thể được giâm trước khi trồng trong vùng che bớt ánh sáng tới khi cành ra rễ và đâm chồi mới hoặc có thể trồng thẳng ngoài đồng.

3. Bón lót và đặt hom

Trên đất cao, trước khi đặt hom người ta làm âm xuống một khoảng quanh trụ có cạnh độ l,0 - l,5m, sâu 20 - 30 cm, rồi bón lót độ 10 kg phân chuồng + 0,5 kg Super lân. Trên đất thấp phải lên mô trước khi trồng, xới đất và rải phân quanh mô.

Đặt từ 3 - 4 hom quanh cây chống (trụ). Đặt hom cạn 0 - 5 cm để tránh thối gốc do đất ẩm. Đặt áp phần phẳng của hom vào mé trụ để sau này hom ra rễ và bám nhanh vào trụ. Cột hom vào trụ để gió khỏi làm lung lay lúc đầu vì rễ trên không chưa phát triển để bám vào cây trụ. Sau khi đặt hom, ở các vùng đất cao hễ đất khô và hết mưa thì cần tủ gốc để giữ ẩm,…

4. Tỉa cành, tạo tán

Từ mặt đất tới đỉnh trụ chỉ chọn để lại 1 cành, trong thời gian này cần chú ý cột cành sát vào trụ để rễ khí sinh của cành bám chặt vào trụ giúp cành không bị gãy khi gặp mưa, gió…Trên đỉnh trụ, cành có thể được cắt tỉa sao cho tạo tán tròn và phân bố đều quanh trụ. Các cành mới trên đỉnh trụ sẽ được tỉa theo nguyên tắc: một cành mẹ, 2 cành con.

5. Bón phân

Khi cây còn nhỏ (dưới 3 tháng) sau khi trồng 2 tuần (đối với cây đã có rễ hoàn chỉnh) có thể sử dụng Urea + DAP hoặc NPK 16-16-8 hay 20-20-15 tưới, liều lượng 20-30g/trụ, 10 ngày/lần. Cây 3-12 tháng sử dụng Urea + DAP hoặc NPK 16-16-8 hay 20-20-15 tưới 30-50g/trụ, 15 ngày/lần tùy theo loại đất và tăng theo tuổi cây.

Bài: Mạnh Hùng

 

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên