Vai trò của vi lượng đối với đời sống cây trồng
Lượt xem: 724  | Ngày đăng: 02/01/2022

Để cây trồng phát triển tốt thì cây trồng cần cung cấp đủ các chất từ đa, trung lượng và vi lượng. Mặc dù một số chất vi lượng cần rất ít nhưng đôi khi lại rất quan trọng đối với cây trồng. Thiếu hoặc thừa chất vi lượng cũng ảnh hưởng rất lớn tới cây trồng. Khi thừa vi lượng có thể làm cho cây còi cọc, chậm phát triển hoặc nhiễm kim loại nặng, ảnh hưởng tới chất lượng nông sản, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Một số nguyên tố vi lượng còn tạo ra các mùi vị đặc trưng của cây trồng đó. Ví dụ: độ cay của ớt, độ ngọt của rau quả,… 

1. Sắt (Fe):

    Thường được bổ sung dưới dạng phức chất (chelat), thí dụ như Fe - EDTA (9% Fe) hoặc Fe - EDDHA (6% Fe) với hình thức phun lên lá. Sắt không được tái sử dụng nên rất dễ xảy ra thiếu sắt khi bón phân không cân đối.

(+) Vai trò:

- Sắt có vai trò quan trọng việc hình thành diệp lục, qua đó có vai trò trong việc cung câp oxi cho cây trồng.

- Khi cây thiếu sắt sẽ biểu hiện qua lá: lá cây có màu xanh nhợt nhạt (bạc lá), đặc biệt giữa gân lá mầu xanh và khoảng giữa mầu vàng. Dễ quan sát nhất là các lá non, vào thời kỳ đỉnh sinh trưởng của cây trồng.

- Khi bệnh nặng, toàn bộ cây biến thành màu vàng cho tới trắng lợt. Lá cây thiếu sắt sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong khi gân lá vẫn còn xanh. Triệu chứng thiếu sắt xuất hiện trước hếtở các lá non, sau đến lá già.

(+) Nguyên nhân:

   Mất cân bằng với các chất khác như Molipden (Mo), Đồng(Cu) hay Mangan(Mn) trong quá trình bón phân (ví dụ khi bón Lân).

   Do pH trong đất (giá thể), hàm lượng carbonat cao

   Do di truyền của cây

   Do hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp.

 

2. Mangan (Mn):

    Hiện tượng thiếu Mn, chủ yếu xẩy ra đối với đất có độ pH từ axit nhẹ đến trung tính. Mangan sulfat (24 - 32% Mn) và Mn - EDTA (13 % Mn) đều dễ tan trong nước và có tác dụng nhanh. Mangan oxyt có thể được sử dụng để làm tăng độ phì nhiêu cho đất.

(+) Vai trò:

- Mangan là thành phần của các enzyme. Nó có vai trò hoạt hóa một số phản ứng trao đổi chất quan trọng trong cây và tham gia trực tiếp vào quá trìnhquang hợp, bằng cách hỗ trợ sự tổng hợp Diệp lục.

- Mangan tăng cường sự chín và sự nẩy mầm của hạt khi nó làm tăng sự hữu dụng của Lân và Canxi. Cũng như sắt,

- Mangan cũng không được tái sử dụng trong cây nên hiện tượng thiếu sẽ bắt đầu từ những lá non, với mầu vàng giữa những gân lá, và đôi khi xuất hiện nhiều đốm nâu đen.

- Biểu hiện rõ nhất khi cây thiếu Mn là phần gân lá và mạch dẫn biến vàng. Nhìn toàn bộ lá có màu xanh sáng, về sau xuất hiện các đốm vàng ở phần thịt lá và phát triển thành các vết hoại tử trên lá.

(+) Nguyên nhân:

    Hiện tượng thiếu Mangan thường xảy ra ở những chân đất giầu hữu cơ, hay trên những đất trung tính hoặc hơi kiềm và có hàm lượng Mangan thấp. Mặc dù hiện tượng thiếu Mangan thường đi với đất có pH cao, nhưng nó cũng có thể gây ra bởi sự mất cân bằng với các dinh dưỡng khác như Canxi, Magie và Sắt.

   Hiện tượng thiếu thường xảy ra rõ nét khi điều kiện thời tiết lạnh, trên chân đất giầu hữu cơ, úng nước. Triệu chứng sẽ mất đi khi thời tiết ấm trở lại và đất khô ráo.

 3. Kẽm (Zn):

    Kẽm được coi như là một trong các nguyên tố vi lượng đầu tiên cần thiết cho cây trồng. Kẽm thường được bón cho cây thiếu dinh dưỡng, có thể phun kẽm sunfat (23 % Zn) hoặc kẽm chelat (Zn - EDTA) lên lá ở giai đoạn hình thành hạt, lượng Zn trong lòng đất có vai trò quan trọng hơn so với Zn trên bề mặt.

(+) Vai trò:

   Zn tham gia hoạt hóa khoảng 70 enzym của nhiều hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây. Nó là một nguyên tố có ảnh hưởng to lớn đối với năng suất cây trồng.

    Kẽm hỗ trợ cho sự tổng hợp các chất sinh trưởng và các hệ thống men và cần thiết cho sự tăng cường một số phản ứng trao đổi chất trong cây. Nó cần thiết cho việc sản xuất ra chất Diệp lục và các Hydratcarbon.

    Kẽm cũng không được vận chuyển sử dụng lại trong cây nên biểu hiện thiếu thường xảy ra ở những lá non và bộ phân khác của cây.

   Thiếu Zn sẽ gây rối loạn trao đổi auxin nên ức chế sinh trưởng, lá cây bị biến dạng, ngắn, nhỏ và xoăn, đốt ngắn và biến dạng. Biểu hiện thiếu kẽm có thể là: lá non chuyển sang trắng hoặc vàng sáng…

(+) Nguyên nhân:

   Bón phân không cân đối.

 

4. Đồng (Cu):

    Là một kim loại nặng nên cần được chú ý khi bón cho cây trồng. Nếu đất thiếu đồng có thể điều chỉnh bằng cách bón đồng sulfat hoặc oxyt. Thích hợp nhất là phun chelat hoặc đồng sulfat trung tính lên lá cây đang thiếu dinh dưỡng.

(+) Vai trò:

   Đồng cần thiết cho sự hình thành Diệp lục và làm xúc tác cho một số phản ứng khác trong cây, nhưng thường không tham gia vào thành phần của chúng.

   Nhiều loại cây rau biểu hiện thiếu Đồng với lá rủ xuống và có mầu xanh, chuyển sang quầng mầu da trời tối trước khi trở nên bạc lá, biến cong và cây không ra hoa được.

(+) Nguyên nhân:

   Hiện tượng thiếu đồng thường xảy ra trên những vùng đất đầm lầy, ruộng lầy thụt. Cây trồng thiếu đồng thường hay có hiện tượng chảy gôm (rất hay xảy ra ở cây ăn quả), kèm theo các vết hoại tử trên lá hay quả.

5. Bo (B):

    Nhu cầu B cho từng loại đất là rất khác nhau. Nên bón borac (ll - 22% B) cho cây có nhu cầu B cao. B cũng có thể được bón phối hợp với phân lân hoặc phân đa dinh dưỡng khác. Polyborat thường được coi là loại cao cấp hơn so với borac khi dùng để bón lá.

(+) Vai trò:

   Bo cần thiết cho sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn, cần thiết cho sự hình thành của thành tế bào và hạt giống.

   Bo cũng hình thành nên các phức chất đường/borat có liên quan tới sự vận chuyển đường và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành protein.

   Bo tác động trực tiếp đến quá trình phân hóa tế bào, trao đổi hocmon, trao đổi N, nước và chất khoáng khác, ảnh hưởng rõ rệt nhất của B là tới mô phân sinh ở đỉnh sinh trưởng và quá trình phân hóa hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả.

   Khi thiếu B thì chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần, hoa không hình thành, tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên.

(*) Nguyên nhân:

   Bón phân không cân đối, phân bón không có đủ vi lượng cần thiết.

6. Molypđen (Mo):

    Chất này chỉ cần bón với lượng nhỏ, sử dụng muối Natri Molypđat tan trong nước, còn Amoni Molypđat lại thích hợp để bón lá.

(+) Vai trò:

  Molipden cần cho sự tổng hợp và hoạt động của men khử Nitrat. Loại men này khử Nitrat thành Ammonium trong cây.

   Molipden có vai trò sống còn trong việc tổng hợp đạm cộng sinh bởi vi khuẩn Rhizobia trong nốt sần cây họ đậu.

   Molipden cũng cần thiết cho việc chuyển hóa Lân từ dạng vô cơ sang hữu cơ trong cây.

   Thiếu Mo sẽ ức chế dinh dưỡng đạm của cây trồng nói chung, đặc biệt của các cây họ đậu . Hiện tượng thiếu Molipden có biểu hiện chung như vàng lá và đình trệ sinh tưởng. Sự thiếu hụt Molipden có thể gây ra triệu chứng thiếu Đạm trong các cây họ đậu như đậu tương, cỏ alfalfa, vì vi sinh vật đất phải có Molipden để cố định Nitơ từ không khí. Molipden trở nên hữu dụng nhiều khi pH tăng, điều đó ngược lại với đa số vi lượng khác.

(+) Nguyên nhân:

   Thiếu Mo thường xảy ra ở nơi đất trồng chua. Đất nhẹ thường dễ bị thiếu Mo hơn so với đất nặng.

7. Vai trò của Clo (Cl):

   Clo là nguyên tố vi lượng sống còn cho cây trồng.

(+) Vai trò:

   Clo tham gia vào các phản ứng năng lượng trong cây. Cụ thể là nó tham gia vào sự bẻ gẫy phân tử nước với sự hiện hữu của ánh sáng mặt trời và hoạt hóa một số hệ thống men.

   Nó cũng tham gia vào quá trình vận chuyển một số chất như Canxi, Magie, Kali ở trong cây, điều hòa hoạt động của những tế bào bảo vệ khí khổng, do đó kiểm soát được sự bốc thoát hơi nước…

 

Tuyên Huấn

 

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên